BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH...

134
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN TRẦN THỊ VÂN ANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Transcript of BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH...

Page 1: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ

TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY

VIỆT TIẾN

TRẦN THỊ VÂN ANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 7/2008

Page 2: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại

Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Phân Tích Tình Hình

Tiêu Thụ Sản Phẩm tại Thị Trường Nội Địa của Tổng Công Ty Cổ Phần May Việt

Tiến” do Trần Thị Vân Anh, sinh viên khóa 30, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo

vệ thành công trước hội đồng vào ngày

LÊ VĂN MẾN

Người hướng dẫn,

_______________________

Ngày tháng năm 2008

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

____________________ ____________________

Ngày tháng năm 2008 Ngày tháng năm 2008

Page 3: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

LỜI CẢM TẠ

Đầu tiên con xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ người đã nuôi dưỡng và dạy

dỗ con được như ngày hôm nay. Xin cảm ơn các anh chị đã giúp đỡ, động viên để em

yên tâm vững bước vào đời. Tôi xin cảm ơn những người bạn đã luôn sát cánh bên tôi

trong quá trình học tập cũng như trong khoảng thời gian tôi thực hiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy, các cô trong Trường Đại Học Nông

Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và cho tôi những kiến thức bổ ích trong

suốt những năm học vừa qua, một trong những yếu tố quyết định cho kết quả của

chuyên đề tốt nghiệp cũng như trong thực tế sau này của tôi. Đặc biệt tôi xin tỏ lòng

biết ơn chân thành đến thầy Lê Văn Mến, người đã hướng dẫn và chỉ dạy tôi rất tận

tình và chu đáo để tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty, chị Lan Anh và các anh chị

phòng kinh doanh nội địa cùng các phòng ban khác trong Công ty đã tận tình hướng

dẫn và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi trong suốt thời gian thực tập.

Một lần nữa tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến tất cả mọi

người.

TP.Hồ Chí Minh, Ngày tháng năm 2008

Sinh viên

Trần Thị Vân Anh

Page 4: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

NỘI DUNG TÓM TẮT

TRẦN THỊ VÂN ANH. Tháng 7 năm 2008. “Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản

Phẩm tại Thị Trường Nội Địa của Tổng Công Ty Cổ Phần May Việt Tiến”.

TRAN THI VAN ANH. July 2008. “Analysing The Product Consume Situations at

Domestic Market of Viet Tien Garment Joint Stock Corporation”.

Khoá luận tìm hiểu về tình hình tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa của

Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến qua hai năm 2006-2007.

Qua đó, phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo cơ cấu mặt hàng qua 2 năm

2006-2007 của Tổng công ty, phân tích tình hình tiêu thụ theo khu vực và tại các hệ

thống kênh phân phối của Tổng công ty, cùng với những nhân tố ảnh hưởng đến công

tác tiêu thụ sản phẩm: nhân tố thuộc về môi trường bên trong như đối thủ cạnh tranh

và khách hàng; nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài như: môi trường kinh tế, môi

trường pháp luật, môi trường dân số, nhân tố khoa học, công nghệ và nguồn cung cấp.

Trên cơ sở đó, đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm tại thị

trường nội địa, cùng với những thuận lợi và khó khăn trong việc mở rộng mạng lưới

tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa của Tổng công ty.

Page 5: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

MỤC LỤC

Trang

Danh mục các chữ viết tắt vii

Danh mục các bảng viii

Danh mục các hình

ix

Danh mục phụ lục

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.4. Cấu trúc của luận văn

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan

5

2.2. Tổng quan về Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến

5

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 5

2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty 6

2.2.3. Lĩnh vực và qui mô hoạt động 8

2.2.4. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các phòng

ban 9

2.2.5. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty 12

v

Page 6: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

2.2.6. Các nhãn hiệu sản phẩm của Tổng công ty 14

2.2.7. Định hướng phát triển thị trường tiêu thụ của Tổng công ty 15

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

18

3.1. Cơ sở lý luận

18

3.1.1. Tiêu thụ và ý nghĩa của việc nghiên cứu tình hình tiêu thụ 18

3.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm 19

3.1.3. Các chiến lược tác động đến việc tiêu thụ sản phẩm 19

3.1.4. Bán lẻ và bán buôn 23

3.1.5. Đại lý của nhà sản xuất 23

3.2. Phương pháp nghiên cứu

23

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 23

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu 24

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

26

4.1. Phân tích tình hình thực hiện kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng

công ty cổ phần may Việt Tiến

26

4.2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa của Tổng

công ty

27

4.2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ theo khu vực 29

4.2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ tại các hệ thống kênh phân phối 32

4.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm

41

4.3.1. Nhân tố thuộc về môi trường bên trong 41

4.3.2. Nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài 48

vi

Page 7: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

4.4. Thuận lợi và khó khăn trong việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản

phẩm tại thị trường nội địa của Tổng công ty

52

4.4.1. Thuận lợi 52

4.4.2. Khó khăn 53

4.5. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tại thị trường

nội địa của Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến

54

4.5.1. Đối với kênh phân phối qua đại lý 54

4.5.2. Đối với kênh phân phối qua cửa hàng của Tổng công ty 54

4.5.3. Đối với kênh phân phối qua siêu thị 55

4.5.4. Đối với kênh phân phối khác 55

4.5.5. Một số giải pháp khác 56

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

58

5.1. Kết luận

58

5.2. Đề nghị 59

5.2.1. Đối với Tổng công ty 59

5.2.2. Đối với nhà nước và cơ quan chủ quản 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO

61

PHỤ LỤC

vii

Page 8: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á

BP Bộ Phận

BPQT Bộ Phận Quản Trị

CB-CNV Cán Bộ Công Nhân Viên

CMT8 Cách Mạng Tháng 8

CP Cổ Phần

DN Doanh Nghiệp

ĐVT Đơn Vị Tính

ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long

EU Liên Minh Châu Âu

GDP Tổng Sản Phẩm Trong Nước

HĐKT Hợp Đồng Kinh Tế

HĐSXKD Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh

KT-CN Kỹ Thuật Công Nghệ

LNTT Lợi Nhuận Trước Thuế

LNST Lợi Nhuận Sau Thuế

TNDN Thu Nhập Doanh Nghiệp

PCCC Phòng Cháy Chữa Cháy

SXKD Sản Xuất Kinh Doanh

SX-MM Sản Xuất – May Mẫu

SX-TT Sản Xuất – Tiêu Thụ

TDTT Thể Dục Thể Thao

TP.HCM Thành Phố Hồ Chí Minh

WTO Tổ Chức Thương Mại Thế Giới

XK Xuất Khẩu

vii

Page 9: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1. Bảng Tỷ Lệ Giá Trị Doanh Thu Xuất Khẩu của Việt Tiến

16

Bảng 4.1. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh của Tổng Công Ty Qua Hai

Năm 2006-2007

26

Bảng 4.2. Kết Quả Sản Lượng Tiêu Thụ Nội Địa Theo Cơ Cấu Mặt Hàng Năm

2007...............................................................................................................................28

Bảng 4.3. Kết Quả Doanh Thu Nội Địa Theo Cơ Cấu Mặt Hàng Năm 2007

28

Bảng 4.4. Doanh Thu Tiêu Thụ Theo Khu Vực Qua Hai Năm 2006-2007

30

Bảng 4.5. Kết Quả Doanh Thu Từ Các Hệ Thống Kênh Phân Phối của Tổng

Công Ty Năm 2007

33

Bảng 4.6. Bảng Kê Số Lượng Đại Lý Theo Khu Vực

35

Bảng 4.7. Bảng Kê Số Lượng Đại Lý tại TP.HCM

38

Bảng 4. 8. Bảng Tổng Hợp về Đối Thủ Cạnh Tranh của Nhãn Hiệu Việt Tiến

42

Bảng 4.9. Bảng So Sánh Giá Bán Sản Phẩm Sơ Mi Cao Cấp Có Giá Cao Nhất và Thấp

Nhất 42

Bảng 4.10. Bảng Tổng Hợp về Đối Thủ Cạnh Tranh của Nhãn Hiệu Vee Sendy 43

Bảng 4.11. Phân Tích Mức Độ Cảm Nhận của Người Tiêu Dùng

47

Bảng 4.12. Chỉ Tiêu GDP Việt Nam Qua Các Năm

48

Bảng 4.13. Chỉ Số Giá Tiêu Dùng 4 Tháng Đầu Năm 2008 50

viii

Page 10: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

ix

Page 11: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Kinh Doanh Nội Địa của Tổng Công Ty

10

Hình 2.2. Thị Phần Thị Trường Xuất Khẩu Chính của Việt Tiến

15

Hình 3.1. Sơ Đồ Chu Kỳ Sống của Sản Phẩm

20

Hình 3.2. Kênh Phân Phối Truyền Thống trong Thị Trường Tiêu Dùng

22

Hình 4.1. Biểu Đồ Doanh Thu Tiêu Thụ Theo Khu Vực Qua Hai Năm 2006-2007

30

Hình 4.2. Sơ Đồ Tổ Chức Kênh Phân Phối của Tổng Công Ty Cổ Phần May Việt

Tiến 32

Hình 4.3. Tổng Hợp Phân Tích Ý Kiến Khách Hàng Đại Lý Năm 2007

44

Hình 4.4. Tổng Hợp Phân Tích Ý Kiến Khách Hàng Năm 2007

45

Hình 4.5. Tốc Độ Tăng Trưởng GDP Qua Các Năm 2002-2007

49

Hình 4.6. Chỉ Số Giá Tiêu Dùng 4 Tháng Đầu Năm 2008 50

x

Page 12: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Sơ Đồ Tổ Chức Tổng Công Ty Cổ Phần May Việt Tiến

Phụ lục 2. Sơ Đồ Hệ Thống Kênh Phân Phối của Tổng Công Ty Cổ Phần May

Việt Tiến

Phụ lục 3. Phiếu Thăm Dò Ý Kiến Khách Hàng Là Người Tiêu Dùng

Phụ lục 4. Phiếu Thăm Dò Ý Kiến Khách Hàng Thường Xuyên và Đại Lý của

Tổng Công Ty

Phụ lục 5. Danh Sách Cửa Hàng, Đại Lý của Tổng Công Ty

Phụ lục 6. Hướng Dẫn Người Tiêu Dùng Phân Biệt Cửa Hàng Thật, Giả

xi

Page 13: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không

những có nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm mà còn có nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ số sản

phẩm đó trên thị trường. Thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm các doanh nghiệp mới hoàn

thành các quá trình sản xuất kinh doanh, mới đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được

thường xuyên và liên tục.

Tiêu thụ là quá trình đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng thông qua hình thức

mua bán, là khâu cuối cùng của vòng chu chuyển vốn. Tiêu thụ có ý nghĩa vô cùng

quan trọng - quyết định thành bại và là quá trình thực hiện lợi nhuận: mục tiêu duy

nhất của doanh nghiệp.

Đứng trước thềm hội nhập, nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên thứ

150 của tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO. Điều đó đã mở ra rất nhiều những cơ hội

và thách thức đối với các ngành kinh tế Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp dệt

may Việt Nam nói riêng. Và chúng ta hội nhập như thế nào để “không bị hoà tan” là

một thách thức lớn mà các doanh nghiệp Việt Nam cần giải quyết để có thể tìm ra cho

mình một hướng đi đúng đắn, hoà nhập kịp với nền kinh tế thế giới.

Xu thế hội nhập đã tạo cơ hội lớn giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ

sản phẩm, tiếp thu công nghệ và kỹ năng quản lý mới…nhưng cũng kèm theo nhiều

thách thức. Thách thức lớn nhất chính là năng lực cạnh tranh còn ở mức thấp trước sức

ép của hàng ngoại, cùng với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài

nước. Do đó các nhà sản xuất cần phải chú trọng đầu tư cho công tác tiêu thụ và quảng

bá sản phẩm vì yếu tố này là quan trọng và quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp.

Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến là một trong những doanh nghiệp hàng

đầu, có uy tín về lĩnh vực sản xuất kinh doanh các sản phẩm may mặc tại thị trường

Page 14: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

nội địa và thị trường xuất khẩu rộng lớn trên thế giới như: Bắc Mỹ, Nhật Bản, Châu

Âu, các nước ASEAN,… Chất lượng sản phẩm của Tổng công ty đã được mọi người

công nhận và tin tưởng. Tuy nhiên không vì thế mà Tổng công ty không chú trọng đến

chiến lược tiêu thụ sản phẩm, nhất là chiến lược tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội

địa đầy tiềm năng này. Tổng Công ty đang có kế hoạch hoàn thiện hệ thống tiêu thụ

sản phẩm của Tổng công ty trong phạm vi cả nước, mở rộng đại lý ở các địa phương

(Bắc, Trung, Đồng Bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên) và xâm nhập vào các siêu thị

cao cấp tại thành phố Hồ Chí Minh.

Xuất phát từ những lý do trên tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Phân

Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm tại Thị Trường Nội Địa của Tổng Công Ty

Cổ Phần May Việt Tiến”. Do giới hạn của thời gian thực tập và do kiến thức còn hạn

hẹp nên không tránh khỏi những sai xót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng

góp quý báu từ các thầy cô khoa Kinh tế - Trường Đại học Nông Lâm và các anh chị

phòng kinh doanh nội địa của Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến. Đây sẽ là hành

trang vô giá cho tôi trong quá trình hoà nhập vào thực tiễn.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung

Tìm hiểu tình hình tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa của Tổng công ty, từ

đó đưa ra phương hướng và biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ nội địa ở

Tổng công ty.

Mục tiêu cụ thể

Từ mục tiêu chung trên, khoá luận tiến hành tìm hiểu và phân tích các mục tiêu

cụ thể sau:

- Phân tích tình hình thực hiện kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty qua hai

năm 2006-2007

- Phân tích tình hình tiêu thụ nội địa theo số lượng, doanh thu từng mặt hàng trong hai

năm vừa qua 2006-2007.

- Phân tích tình hình tiêu thụ theo khu vực qua hai năm 2006-2007

- Phân tích tình hình tiêu thụ tại các hệ thống kênh phân phối năm 2007

- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty.

2

Page 15: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

- Phân tích đánh giá của khách hàng và đại lý về sản phẩm và công tác tiêu thụ sản

phẩm của Tổng công ty, từ đó Tổng công ty sẽ có những chính sách thích hợp để đáp

ứng nhu cầu của người tiêu dùng và kích thích các đại lý đẩy mạnh việc tiêu thụ sản

phẩm của Tổng công ty tốt hơn trong thời gian tới.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội

địa của Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến.

1.3. Phạm vi nghiên cứu

Từ những mục tiêu cần đạt được cho nghiên cứu thì phạm vi nghiên cứu được

giới hạn trong việc phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa và

những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa của Tổng

công ty. Bên cạnh đó, khách hàng cũng là đối tượng cần nghiên cứu để hiểu rõ hơn họ

đánh giá như thế nào về sản phẩm và bộ phận bán hàng của Tổng công ty. Số liệu và

thông tin sẽ được lấy từ phòng kinh doanh nội địa của Tổng công ty và tài liệu phỏng

vấn khách hàng.

Địa điểm nghiên cứu: Việc nghiên cứu sẽ được thực hiện tại Tổng công ty cổ

phần may Việt Tiến và hệ thống đại lý, cửa hàng phân phối của Tổng công ty tại khu

vực TP.HCM.

Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 24 tháng 3 đến 7 tháng 6 năm 2008.

1.4. Cấu trúc của luận văn

Chương 1: Mở đầu

Khái quát lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu trong phạm vi giới hạn về không

gian và thời gian cùng với cấu trúc luận văn.

Chương 2: Tổng quan

Giới thiệu tổng quan tài liệu tham khảo về tình hình tiêu thụ sản phẩm. Đồng

thời, mô tả tổng quát về Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến từ quá trình hình thành

và phát triển, các nhãn hiệu sản phẩm của Tổng công ty cho đến cơ cấu tổ chức, chức

năng, nhiệm vụ của các phòng ban.

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Chương này đưa ra các lý thuyết liên quan đến đề tài như: khái niệm về tiêu thụ,

những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ, tầm quan trọng cũng như chức năng

của khâu tiêu thụ sản phẩm và các yếu tố có liên quan. Từ đó, nêu ra những phương

3

Page 16: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

pháp thu thập và xử lí số liệu để hiểu rõ hơn về tình hình tiêu thụ và hiệu quả của hoạt

động tiêu thụ.

Chương 4: Kết quả và thảo luận

Phân tích tình hình thực hiện kết quả SXKD của Tổng công ty qua hai năm

2006-2007.

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo cơ cấu từng mặt hàng của Tổng công

ty qua hai năm 2006-2007.

Phân tích tình hình tiêu thụ tại từng khu vực và các kênh phân phối.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa

của Tổng công ty.

Nêu ra những thuận lợi và khó khăn trong việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản

phẩm, cùng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tại thị trường

nội địa của Tổng công ty.

Chương 5: Kết luận và đề nghị

Tổng kết những gì đã nghiên cứu được từ tình hình thực tế của Tổng công ty.

Từ đó, kiến nghị hay đề xuất ý kiến nhằm thúc đẩy tình hình tiêu thụ sản phẩm tại thị

trường nội địa của Tổng công ty.

4

Page 17: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan

Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, (2003): phân phối giúp

chuyển giá trị thương hiệu từ nhà sản xuất sang người tiêu dùng. Một hệ thống phân

phối hiệu quả sẽ giúp khách hàng thuận lợi trong mua sắm và làm tăng doanh thu cũng

như lợi nhuận cho công ty. Vì vậy, các công ty phải thiết lập, duy trì và phát triển mối

quan hệ có chất lượng cao giữa công ty và kênh phân phối. Tác giả đã giới thiệu các

mô hình kênh phân phối truyền thống trong thị trường tiêu dùng và trong thị trường

công nghiệp, các khái niệm về bán lẻ, bán buôn và các yếu tố của dịch vụ bổ sung

trong hoạt động bán hàng.

2.2. Tổng quan về Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tiền thân của công ty là xí nghiệp may tư nhân có tên là “Thái Bình Dương kỹ

nghệ” tên giao dịch là PACIFIC ENTERPRISE, xí nghiệp có tám cổ đông góp vốn số

tiền là 80.000.000đ (tiền cũ) do ông Sầm Hào Tài, một thương gia người Hoa làm

giám đốc xí nghiệp, tổng diện tích ban đầu khoảng 1513 m2 với năng lực sản xuất

khoảng 65 máy gia đình và 100 công nhân chuyên sản xuất mặt hàng âu phục, túi sách,

đồ thun, quần áo trẻ em xuất khẩu.

Đến tháng 5/1977 Bộ Công Nghiệp Nhẹ công nhận xí nghiệp Thái Bình Dương

kỹ nghệ là xí nghiệp quốc doanh và đổi tên thành xí nghiệp may Việt Tiến.

Ngày 13/11/1979 xí nghiệp bị hoả hoạn và bị thiệt hại gần như hoàn toàn nhưng

được sự giúp đỡ của các xí nghiệp bạn, Việt Tiến dần dần phục hồi và đi vào hoạt

động trở lại.

Nhờ vào sự nỗ lực cố gắng đó mà theo quyết định số 103/CNN/TCLĐ, xí

nghiệp được Bộ Công Nghiệp chấp nhận nâng lên thành Công ty may Việt Tiến. Sau

Page 18: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

đó lại được Bộ Kinh Tế Đối Ngoại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao

dịch đối ngoại là VIET TIEN GARMENT IMPORT-EXPORT COMPANY viết tắt là

VTEC (theo giấy phép số 102570 ngày 08/02/1991).

Vào ngày 24/03/1993, Công ty được Bộ Công Nghiệp cấp giấy phép thành lập

doanh nghiệp số 214/CNN- TCLĐ.

Căn cứ nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28/05/2003 Chính phủ qui định chức

năng quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Nghiệp. Căn cứ văn bản số

7599/VPCP-ĐMDN ngày 29/12/2006 của văn phòng Chính phủ về việc tổ chức lại

Công ty may Việt Tiến. Xét đề nghị của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam tại tờ trình số

28/TĐDM-TCLĐ ngày 9/1/2007 và đề án thành lập Tổng Công Ty May Việt Tiến trên

cơ sở tổ chức lại Công Ty May Việt Tiến thuộc Tập Đoàn Dệt May Việt Nam. Tổng

Công Ty May Việt Tiến hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con nằm trong cơ

cấu Tập Đoàn Dệt May Việt Nam.

Ngày 30/08/2007, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có quyết định chuyển đổi

Tổng công ty may Việt Tiến thành Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến.

Tên tiếng việt: Tổng Công Ty Cổ Phần May Việt Tiến.

Tên giao dịch quốc tế: VIET TIEN GARMENT JOINT STOCK CORPORATION

Tên viết tắt: VTEC

Địa chỉ: số 7 Lê Minh Xuân, P.7, Q.Tân Bình.

Điện thoại: 8640800 – 8641082 - 8641081

Telex: 811371 VTEC-VT

Fax (84.8) 8645085 - 8654867

Email: [email protected]

Website: www.viettien.com.vn

Để tồn tại và phát triển trong thời kỳ mới, Tổng công ty đã đề ra khẩu hiệu “Sản

phẩm chất lượng, giao hàng đúng hẹn” xem đó là kim chỉ nam xuyên suốt trong mọi

họat động của Tổng công ty. Vì thế, Tổng công ty đã tổ chức thực hiện ISO 9002 vào

ngày 20/06/2000 do tổ chức BVQI-Vương quốc Anh công nhận.

2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến

a) Chức năng

6

Page 19: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

Tổng công ty may Việt Tiến chuyên sản xuất và may gia công mặt hàng may

mặc bằng các loại vải trong nước và nhập khẩu gồm: áo sơ mi các loại, quần tây,

Jacket, quần áo thể thao, áo len…cho các khách hàng trong và ngoài nước.

Ngoài ra, Tổng công ty còn sản xuất một số phụ kiện ngành may phục vụ cho

nhu cầu trong nước và xuất khẩu như: mex dựng, cúc áo, sản phẩm thêu, xơ gòn…

Tổng công ty được quyền xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm may mặc.

Bên cạnh đó, Tổng công ty còn đầu tư liên doanh khoảng 27 tỷ đồng. Các đơn

vị liên doanh này sản xuất kinh doanh các loại máy móc, thiết bị, phụ tùng may công

nghiệp, dịch vụ vận tải…

b) Nhiệm vụ

Thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước giao, chấp hành đầy đủ các chính sách

kinh tế và pháp luật của nhà nước.

Kinh doanh các mặt hàng theo đúng ngành hàng, đúng mục đích hoạt động mà

Tổng công ty đã đăng ký với nhà nước.

Đảm bảo hạch toán đúng và đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan lãnh đạo. Đồng

thời, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước.

Góp phần tạo công ăn việc làm cho 9000 người với thu nhập bình quân là 1.7

triệu đồng/tháng chưa kể các công ty con trực thuộc và liên doanh. Tính toàn hệ thống

công ty mẹ-công ty con của Tổng công ty may Việt Tiến đã giải quyết được khoảng

trên 20,000 lao động.

Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn được cung cấp, cũng như vốn

vay nhằm thực hiện tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty sao cho

ngày càng có hiệu quả.

Trang bị và đổi mới trang thiết bị, đầu tư xây dựng-nâng cao cung cấp cơ sở hạ

tầng để không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, đồng thời tạo ra môi trường làm việc

thuận lợi cho cán bộ công nhân viên của Tổng công ty.

Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo và không ngừng cải thiện đời sống

vật chất và tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ cho

toàn thể CB-CNV của Tổng công ty.

Thực hiện bảo vệ công ty, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an

toàn xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng mà nhà nước đã giao.

7

Page 20: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

2.2.3. Lĩnh vực và qui mô hoạt động của Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến

a) Lĩnh vực hoạt động

Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến chuyên gia công các mặt hàng may mặc từ

các loại vải và nguyên phụ liệu trong nước và nhập khẩu như: áo sơ mi các loại, áo

jacket, quần Jeans, quần tây, quần áo trẻ em, đồ bảo hộ lao động, đồ thun…

Sản phẩm may mặc của Tổng công ty xuất đi các nước: Châu Âu, Canada, Mỹ,

Hong Kong, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước khối ASEAN.

Liên doanh với các nước Hong Kong, Đài Loan sản xuất các nguyên phụ liệu

dùng trong công nghiệp may mặc như: Tấm bông PE (liên doanh với Hà Nội-EVE),

mex dựng…

Kinh doanh các thiết bị phụ tùng, máy móc phục vụ cho ngành may, các thiết bị

điện dân dụng, nhận uỷ thác các dịch vụ xuất khẩu, cung cấp các dịch vụ giao nhận,

vận chuyển, cho thuê kho bãi.

b) Qui mô hoạt động

Tổng công ty hoạt động kinh doanh rất đa dạng và phong phú gồm: hệ thống

công ty liên doanh trong nước là 5 công ty, liên doanh với nước ngoài là 7 công ty và

có 12 xí nghiệp trực thuộc.

Tổng số lao động tại Công ty mẹ đến năm 2007 là 5,751 lao động, hàng năm

sản xuất đạt được khoảng 23.4 triệu sản phẩm (quy theo sơ mi chuẩn).

Hoạt động liên doanh trong nước với 5000 công nhân kỹ thuật cao làm việc hơn

4000 máy công nghiệp hiện đại, hàng năm sản phẩm đầu ra đạt 20 triệu sản phẩm các

loại. Tổng diện tích sử dụng toàn Công ty hiện nay là 47,685 m2, trong đó:

- Diện tích sử dụng sản xuất là: 3,192 m2.

- Diện tích văn phòng là: 1,672 m2.

- Diện tích kho là: 2,395 m2.

Vì là đơn vị thuộc ngành may nên công ty đã cố gắng khẳng định mình trên

thương trường cạnh tranh về chất lượng, kỹ thuật, uy tín để có các đơn đặt hàng lớn.

Bên cạnh đó, Tổng công ty còn hợp tác liên doanh với Hong Kong, Đài Loan

thành lập các công ty sản xuất vật liệu bằng Polyester, những mặt hàng đan bằng len,

các loại nút, chân bàn máy may, máy ép cổ áo, máy thêu…

8

Page 21: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

Năng lực sản xuất

Áo jacket, áo khoác, đồ thể thao: 2.200.000 sản phẩm/năm

Áo sơ mi, áo nữ 6.000.000 sản phẩm/năm

Quần các loại 3.600.000 sản phẩm/năm

Áo thun các loại 1.000.000 sản phẩm/năm

Veston 400.000 sản phẩm/năm

Các mặt hàng khác 800.000 sản phẩm/năm

Nhãn dệt 10.000.000 sản phẩm/năm

2.2.4. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các phòng ban

a) Tổ chức bộ máy quản lý

Tổng công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, thực

hiện chế độ một thủ trưởng. Đứng đầu là Tổng Giám Đốc sẽ điều hành toàn bộ chiến

lược hoạt động của Tổng công ty.Tham mưu cho Tổng Giám Đốc là các Phó Tổng

Giám Đốc, các Giám Đốc điều hành và Trưởng các phòng ban .

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN (PHỤ LỤC 1)

b) Chức năng , nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp lãnh đạo

- Tổng Giám Đốc: là người điều hành và chịu trách nhiệm chung về toàn bộ hoạt động

của Tổng công ty trước cơ quan chủ quản và trước pháp luật. Tổng Giám Đốc là người

ra quyết định sau cùng cho các vấn đề phức tạp trong Tổng công ty. Tất cả vấn đề quan

trọng trong Tổng công ty đều phải trình lên cho Tổng Giám Đốc phê duyệt.

- Các Phó Tổng Giám Đốc: là những người hỗ trợ cho Tổng Giám Đốc trong các hoạt

động sản xuất kinh doanh ở các lĩnh vực chuyên môn. Các Phó Tổng Giám Đốc chịu

trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về các phần việc được uỷ nhiệm, đồng thời chịu

trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về các hành vi của mình.

- Các Giám Đốc điều hành: sẽ chỉ đạo trực tiếp các bộ phận riêng biệt trong Tổng công

ty, giúp Tổng Giám Đốc trong việc điều hành toàn bộ HĐSXKD.

- Trưởng các phòng ban: giúp các Giám Đốc điều hành và chỉ đạo trực tiếp các hoạt

động của các phòng ban.

- Các Giám Đốc xí nghiệp: giúp Tổng Giám Đốc điều hành và chỉ đạo trực tiếp từng xí

nghiệp.

c) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban

9

Page 22: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

Phòng Kinh Doanh

Phòng kinh doanh được chia thành 2 nhóm: nhóm kế hoạch thị trường nội địa,

nhóm kế hoạch và thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, phòng kinh doanh còn có bộ phận

thiết kế và bộ phận tiêu thụ nội địa.

Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Kinh Doanh Nội Địa của Tổng Công Ty

Nguồn: Phòng Kinh Doanh Nội Địa

Chức năng, nhiệm vụ của phòng kinh doanh:

- Tìm kiếm khách hàng, nhận đơn đặt hàng và thông tin khách hàng thực hiện đàm

phán ký kết hợp đồng, thông tin kiểm tra và báo cáo kết quả của cuộc đàm phán.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tình hình của Tổng công ty trước Giám Đốc.

- Đề xuất và triển khai thực hiện các biện pháp khắc phục, phòng ngừa sau mỗi lần

kiểm tra.

- Lập kế hoạch khai thác phụ liệu, sản xuất, tổ chức thực hiện và giao hàng theo đúng

kế hoạch đã được duyệt và chuyển giao cho các bộ phận có liên quan.

- Lập đơn hàng, thiết kế tạo mẫu mã mới, phát triển sản phẩm mới.

Trưởng phòngĐoàn Thị Đào

P.Trưởng phòng

Kế hoạch

P.Trưởng phòng

SX-TT

P.Trưởng phòng

Bộ phận quản trị

kênh phân phối

BP QT thương

hiệu, hội chợ,

quảng cáo

TT_MM

Bộ phận

tiêu thụ nội địa

Bộ phận theo

dõi sản xuất

10

Page 23: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

- Tiếp nhận thông tin để lập hợp đồng cho bộ phận thực hiện hợp đồng và chuyển giao

cho bộ phận có liên quan.

- Tổ chức tham gia hội chợ, quảng cáo…

Phòng Tổ Chức Lao Động

Có nhiệm vụ tuyển dụng, sắp xếp, bố trí lao động; bồi dưỡng CB-CNV, xây

dựng các quy chế về tuyển dụng, phân bổ tiền lương, tiền thưởng, giải quyết mọi thủ

tục giấy tờ về nhân sự, lập chiến lược dài hạn về bộ máy quản lý cũng như hành chính.

Phòng Kế Toán

Theo dõi quản lý nguồn tài chính của Tổng công ty, cân đối nguồn vốn, theo

dõi và hạch toán kinh tế toàn bộ các HĐSXKD, phân tích hoạt động kinh tế, tính toán

hiệu quả và thực hiện các chỉ tiêu giao nộp ngân sách Nhà Nước, chịu trách nhiệm

trước Phó Giám Đốc tài chính về toàn bộ công tác kế toán, thống kê và quản lý tài

chính.

Phòng Kỹ Thuật-Công Nghệ

Có trách nhiệm kiểm soát hệ thống kỹ thuật, thiết kế dây chuyền sản xuất, giải

quyết các vấn đề kỹ thuật sản phẩm, tính toán và quyết định các thông số kỹ thuật của

sản phẩm, giải quyết các thắc mắc về kỹ thuật của Tổng công ty. Kết hợp với phòng

kinh doanh đàm phán với khách hàng để nắm rõ các yêu cầu về kỹ thuật và đề ra

hướng giải quyết; may mẫu cho khách hàng duyệt và thống kê chương trình trong sản

xuất; lập các tiêu chuẩn kỹ thuật, bảng màu phục vụ sản xuất tại các xí nghiệp; hướng

dẫn kỹ thuật cho công nhân khi có sự thay đổi mẫu mã sản phẩm.

Phòng Hành Chính Quản Trị

Tổ chức việc quản lý hành chính, văn thư, tổ chức đội bảo vệ an ninh trật tự của

Tổng công ty; phụ trách công tác chuẩn bị hội họp, hội nghị, tiếp khách, phụ trách tổ

chức bếp ăn tập thể chăm lo đời sống cho lãnh đạo và CB-CNV trong Tổng công ty.

Phòng Kế Hoạch Điều Độ Xuất-Nhập Khẩu

Ký kết và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng gia công, thực hiện các nghiệp

vụ xuất nhập khấu sản phẩm may mặc, nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho

ngành may, xin giấy phép xuất nhập khẩu, lập định mức cho từng sản phẩm, duyệt

hàng mẫu, thanh toán nguyên phụ liệu sau sản xuất do khách hàng cung cấp, thanh lý

hợp đồng với hải quan. Thiết lập, điều độ kế hoạch sản xuất toàn Công ty.

11

Page 24: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

Phòng Cung Tiêu

Quản lý nguyên phụ liệu, nhiên liệu cho từng xí nghiệp theo kế hoạch của

phòng kế hoạch điều độ. Có trách nhiệm giao hàng tại cảng, khẩn trương nhận hàng về

Công ty. Giám sát điều hành hệ thống kho, kết hợp với phòng kinh doanh đưa sản

phẩm đến các cửa hàng, đại lý tiêu thụ, trực tiếp điều hành đội vận tải hơn 20 xe.

Phòng Đảm Bảo Chất Lượng QA+KCS

Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và mạng lưới kiểm soát quá trình sản

xuất nhằm hạn chế tối đa sản phẩm không đạt chất lượng. Có nhiệm vụ xây dựng và

duy trì hệ thống chất lượng ISO 9002.

Phòng Y Tế

Tổ chức khám sức khỏe kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho toàn bộ CB-CNV.

Phòng Đoàn Thể

Xây dựng và tổ chức các hoạt động đoàn thể.

Phòng Bảo Vệ Quân Sự

Giám sát việc ra vào công ty, phòng chống cháy nổ, đảm bảo an ninh cho Tổng

công ty.

2.2.5. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến

a) Sản xuất kinh doanh

Tổng công ty may Việt Tiến có qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng

và phong phú có thể đúc kết thành 3 hoạt động chính:

- Sản xuất kinh doanh chính

- Sản xuất kinh doanh phụ

- Hoạt động liên doanh kết hợp

Hoạt động sản xuất kinh doanh chính

Gia công hàng may mặc, sản xuất mặt hàng may mặc cho xuất khẩu và bán

trong nước, trong gia công có thể gia công 100% hay từng phần. Tổng công ty còn tự

tìm khách hàng, đi mua nguyên phụ liệu từ nước ngoài hay trong nước để sản xuất sản

phẩm theo yêu cầu của khách hàng hoặc Tổng công ty tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Ngoài ra, Tổng công ty còn có quyền xuất khẩu sản phẩm trực tiếp ra thị trường

nước ngoài và nhập khẩu các máy móc thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu ngành may phục

vụ cho quá trình sản xuất của Tổng công ty.

12

Page 25: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

Tổng công ty còn có quyền được xuất khẩu uỷ thác và hưởng hoa hồng uỷ thác.

Phục vụ cho sản xuất kinh doanh chính là 12 xí nghiệp trực thuộc.

Hoạt động sản xuất kinh doanh phụ

Mua bán vật tư, hàng hoá, nguyên liệu, thanh lý phế liệu.

Hoạt động liên doanh kết hợp

Liên doanh trong nước (chỉ hợp tác với dạng liên doanh có tư cách pháp nhân)

Liên doanh hợp tác với nước ngoài trên cơ sở giấy phép đầu tư.

Liên doanh theo hợp đồng liên doanh .

Hợp tác kinh doanh theo hợp đồng hợp tác kinh doanh.

b) Sản xuất sản phẩm

Trong ngành may có 2 hợp đồng sản xuất kinh doanh chính: may gia công và

sản xuất hàng tư doanh.

May gia công:

Công ty nhận nguyên phụ liệu và thiết kế từ phía khách hàng để may thành

phẩm, giá thanh toán trên hoá đơn là giá gia công và thuế gia tăng (10% nếu gia công

cho khách hàng trong nước và 0% nếu gia công cho khách hàng ngoài nước).

Gia công có 2 loại: gia công 100% và gia công từng phần.

- Gia công 100% có nghĩa là Tổng công ty và khách hàng ký kết hợp đồng gia công

thoả thuận: khách hàng sẽ cung cấp 100% kể cả bao bì, Tổng công ty chỉ thực hiện gia

công.

- Gia công từng phần: cũng có nghĩa như vậy nhưng Tổng công ty sẽ cung cấp một số

nguyên liệu như: chỉ, nút, bao bì… Do đó, ngoài giá trị gia công khách hàng còn phải

trả cho Tổng công ty phần giá trị phụ liệu đó.

Hàng tư doanh:

Tổng công ty mua phụ liệu, thiết kế mẫu mã, kiểu dáng, tiến hành may và tìm

kiếm khách hàng, trong hàng tư doanh được chia làm 2 loại: hàng FOB và hàng thời

trang.

Hàng FOB là hàng được “mua đứt bán đoạn” nghĩa là Tổng công ty sản xuất ra

sản phẩm, chào hàng và xuất thẳng cho người mua. Tuy nhiên, Tổng công ty không thể

quyết định về nhãn hiệu sản xuất (hoặc tự người mua gắn nhãn hiệu theo đơn đặt

13

Page 26: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

hàng), hình thức này chỉ thích hợp cho việc xuất khẩu vì doanh thu thu về sẽ cao hơn

nhiều so với hàng gia công.

Hàng thời trang là hàng mang lại cho Tổng công ty nhiều lợi nhuận nhất, là loại

hàng trực tiếp sản xuất kinh doanh, sản phẩm mang nhãn hiệu của Tổng công ty, đây là

loại hàng mà Tổng công ty may mặc đang tập trung sức lực để chiếm lĩnh thị trường

trong nước.

2.2.6. Các nhãn hiệu sản phẩm của Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến

Hiện nay sản phẩm của Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến đang tiêu thụ trên

thị trường có các nhãn hiệu đã được đăng ký độc quyền như: viettien®, Vee Sendy®,

TT-Up®, San Sciaro, Manhattan. Trong đó:

- Thương hiệu : thời trang công sở dành cho nam (Office Wear). Được sử

dụng cho các sản phẩm: áo sơ mi, quần tây, quần khaki, veston mang tính chất nghiêm

túc, vòng đời sản phẩm dài. Đối tượng sử dụng chính là những người có thu nhập ổn

định, nghiêm túc, ít thay đổi, đa số có độ tuổi từ 28 tuổi trở lên.

- Thương hiệu : cho thời trang thông dụng (Casual Wear) ra đời vào năm

2005. Được sử dụng cho các sản phẩm: áo sơ mi thời trang, quần khaki, quần jeans, áo

thun, quần short, quần lót nam, nón, túi xách, bóp nam, bóp nữ,v.v… mang tính chất

thời trang thông dụng dành cho giới trẻ nam nữ, vòng đời sản phẩm trung bình. Đối

tượng sử dụng chính là giới trẻ, năng động, trẻ trung, lịch sự, gần gũi, đa số có độ tuổi

từ 16 đến 28 tuổi.

- Thương hiệu : là thương hiệu thời trang cao cấp dành cho giới nữ sành điệu

(High Class Fashion) ra đời năm 2007. Được sử dụng cho các sản phẩm: áo sơ mi thời

trang, quần khaki, quần jeans, áo thun, quần short, bộ đồ kiểu nữ, v.v… đặc biệt mang

phong cách sang trọng, quý phái, vòng đời sản phẩm ngắn. Đối tượng sử dụng chính là

những người có lối sống hiện đại, ưa thích thời trang, luôn luôn thích sự thay đổi, có

độ tuổi từ 16 đến 28 tuổi.

Và đầu năm 2008, Việt Tiến tiếp tục tung ra thị trường 2 thương hiệu mới nhằm

vào đối tượng khách hàng có thu nhập khá giả đó là:

- Thương hiện SAN SCIARO: là thương hiệu thời trang nam cao cấp mang phong

cách Ý. Đối tượng sử dụng là những người thành đạt, có địa vị xã hội là doanh nhân,

nhà quản lý. Sản phẩm thương hiệu này bao gồm: Áo sơ mi, quần tây, veston, áo thun

14

Page 27: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

…., với nguyên liệu đặc biệt cao cấp, được nhập từ các nước có nền công nghiệp dệt

tiên tiến như: Nhật, Ý, Đức, Ấn Độ…, sử dụng sợi cotton của Ai Cập với các chế độ

hoàn tất đặc biệt tạo cho sản phẩm có những đặc tính vượt trội, thể hiện được đẳng

cấp, sự sang trọng, lịch lãm của người sử dụng.

- Thương hiệu MANHATTAN: là thương hiệu thời trang nam cao cấp thuộc tập đoàn

Perry Ellis International và Perry Ellis Europe của Mỹ được Việt Tiến mua quyền khai

thác và sử dụng. Đây là thương hiệu thời trang nam cao cấp mang phong cách Mỹ. Đối

tượng sử dụng là những người thành đạt, có địa vị xã hội, là doanh nhân, nhà quản lý.

Sản phẩm của thương hiệu này bao gồm: Áo sơ mi, quần tây, veston, áo thun…, với

nguyên liệu đặc biệt cao cấp được nhập từ các nước có nền công nghiệp dệt tiên tiến

như: Nhật, Ý, Đức, Ấn Độ…, sử dụng sợi cotton của Ai Cập với các chế độ hoàn tất

đặc biệt tạo cho sản phẩm có những đặc tính vượt trội, thể hiện được đẳng cấp, sự sang

trọng, lịch lãm của người sử dụng.

2.2.7. Định hướng phát triển thị trường tiêu thụ của Tổng công ty cổ phần may

Việt Tiến

Đối với thị trường xuất khẩu

Thị trường chính: Mỹ, Tây Âu, châu Á, các nước ASEAN…

Hình 2.2. Thị Phần Thị Trường Xuất Khẩu Chính của Việt Tiến

 

15

Page 28: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

Bảng 2.1. Bảng Tỷ Lệ Giá Trị Doanh Thu Xuất Khẩu của Việt Tiến

Nguồn: www.viettien.com.vn

- Phải giữ vững thị trường đã có bằng cách:

oLinh hoạt giá cả, đảm bảo chất lượng và tiến độ giao hàng.

oSử dụng hiệu quả các loại Quota được cấp.

oPhân tích lựa chọn khách hàng và có chính sách ưu đãi đối với từng loại khách

hàng.

- Phát triển thị trường mới bằng cách:

oTăng cường công tác tiếp thị, tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ quốc tế, hội

thảo…

oCoi trọng thị trường ASEAN để tận dụng các ưu thế khi gia nhập.

oTiếp tục mở rộng thị trường Nhật Bản và các thị trường Free Quota.

oTừng bước nâng tỷ trọng sản xuất hàng mua nguyên liệu bán thành phẩm,

thay dần phương thức gia công, đến năm 2008 sản xuất FOB chiếm tỷ trọng 70% trong

tổng doanh thu sản xuất.

oCó chính sách ưu đãi đối với các sản phẩm mang nhãn hiệu Việt Tiến ra thị

trường thế giới.

Đối với thị trường nội địa

- Hoàn thiện qui chế cho hệ thống đại lý tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty trên phạm

vi cả nước.

- Mở rộng thêm đại lý ở các đại phương có tiềm năng phát triển kinh tế như khu vực

phía Bắc, miền Trung, ĐBSCL, Tây Nguyên, đi đôi với chính sách cho từng khu vực.

- Nghiên cứu, chế thử và hoàn thiện thông số sản phẩm cho phù hợp với đặc điểm từng

vùng.

STT KHU VƯCTÍNH THEO

GIÁ TRỊ1 Nhật Bản (Janpan) 24.711%2 Mỹ (America) 36.778%3 Tây Âu(EU) 17.199%4 Các nước Asean 9.299%5 Các nước khác (other countries) 12.013%

16

Page 29: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

- Duy trì hội nghị khách hàng, tham gia các hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao.

Đẩy mạnh quảng cáo, tiếp thị, tăng cường công tác hướng dẫn thị trường và người tiêu

dùng, có chính sách hậu mãi sau bán hàng.

- Nâng cao tỷ trọng tiêu thụ nội địa lên từ 30% đến 35% trong tổng doanh thu.

17

Page 30: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

CHƯƠNG 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận

3.1.1. Tiêu thụ và ý nghĩa của việc nghiên cứu tình hình tiêu thụ

a) Khái niệm

Tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ là quá trình đưa hàng hoá đến tay người

tiêu dùng thông qua hình thức mua bán.

b) Ý nghĩa của việc nghiên cứu tình hình tiêu thụ

Việc nghiên cứu tình hình sản phẩm giúp cho nhà quản lý:

- Đánh giá được những mặt mạnh và yếu kém trong công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm

của công ty. Qua đó, nắm bắt được những yếu tố thuận lợi và khó khăn gặp phải trong

công tác tiêu thụ. Từ đó, có kế hoạch hoàn thiện hơn khâu tổ chức tiêu thụ sản phẩm

của công ty.

- Kiểm tra đánh giá lại sản phẩm, xem sản phẩm của công ty mình có đáp ứng được

yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng, về giá cả, mẫu mã hay không. Từ đó, có

chiến lược nghiên cứu để hoàn thiện sản phẩm của công ty mình nhằm đáp ứng thoả

mãn nhu cầu người tiêu dùng.

- Tình hình tiêu thụ sản phẩm cho thấy sản phẩm nào của công ty có thế mạnh, tiêu thụ

nhiều nhất, thị trường nào là thị trường chính, để từ đây xây dựng kế hoạch giúp nâng

cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty những năm trước ta sẽ dự đoán nhu

cầu tiêu thụ sản phẩm trong tương lai, từ đó công ty sẽ xây dựng kế hoạch về nguyên

vật liệu, công suất máy móc, nhân công phục vụ cho mục tiêu kế hoạch đề ra.

Page 31: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

3.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm

Yếu tố cầu: yếu tố này rất quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm. Thông tin về

nhu cầu sản phẩm sẽ giúp công ty xác định được nhu cầu của khách hàng về các sản

phẩm. Từ đó, công ty xác định được sản lượng sản xuất ra, sản lượng tiêu thụ và giá

bán hợp lý, đảm bảo nhu cầu của khách hàng và quá trình sản xuất.

Quan hệ cung cầu và giá cả: quan hệ giữa cung cầu xác định nên giá cả trên thị

trường. Theo qui luật cung cầu, khi cung sản phẩm lớn hơn cầu sản phẩm thì giá cả sẽ

giảm và ngược lại.

Giá thành sản phẩm: chi phí sản xuất có liên quan đến giá thành. Từ đó, ảnh

hưởng đến giá bán. Do đó, ta phải hạn chế chi phí sản xuất càng thấp càng tốt. Khi chi

phí thấp dẫn đến giá thành thấp và giá bán sản phẩm sẽ thấp. Từ đó, số lượng tiêu thụ

sản phẩm sẽ tăng lên.

Chất lượng sản phẩm: chất lượng sản phẩm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu

thụ sản phẩm. Do đó, cần nâng cao chất lượng sản phẩm để quá trình tiêu thụ sản phẩm

được dễ dàng, thuận tiện hơn.

3.1.3. Các chiến lược tác động đến việc tiêu thụ sản phẩm

a) Chiến lược sản phẩm

Khái niệm: Sản phẩm là tất cả những gì có thể thoả mãn được nhu cầu hoặc

mong muốn của con người và được chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự

chú ý, mua hay sử dụng.

Vai trò chiến lược sản phẩm: Chiến lược sản phẩm có vai trò hết sức to lớn và

quan trọng. Việc xác định đúng chiến lược sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với

doanh nghiệp. Nếu chiến lược yếu kém thì doanh nghiệp không có thị trường tiêu thụ

sản phẩm, lúc này hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn

và việc thất bại là điều không thể tránh khỏi. Chỉ khi thực hiện tốt chiến lược sản phẩm

thì các chiến lược khác mới có điều kiện triển khai có hiệu quả nhằm bảo đảm cho

doanh nghiệp đạt được mục tiêu chung về doanh số, thị phần,…

Chu kỳ sống của sản phẩm: Chu kỳ sống của sản phẩm bao gồm các giai đoạn

từ lúc sản phẩm xuất hiện cho đến khi biến mất trên thị trường, thường trải qua 4 giai

đoạn sau:

19

Page 32: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

Hình 3.1. Sơ Đồ Chu Kỳ Sống của Sản Phẩm

Doanh số

Giới thiệu Phát triển Bão hoà Suy thoái

Thời gian

- Giai đoạn giới thiệu: Mức bán ít, chi phí quảng cáo nhiều, kinh doanh chưa có lãi…

Doanh nghiệp cần phải tổ chức hệ thống tiêu thụ hợp lý để đưa hàng hoá đến được các

địa điểm bán hàng. Quảng cáo ở giai đoạn này phải thật tốt, phải hướng mạnh mẽ vào

các khách hàng mục tiêu – có tiềm lực mạnh nhất.

- Giai đoạn phát triển: Khối lượng tiêu thụ tăng mạnh, doanh nghiệp cần phải dùng

nhiều biện pháp kích thích tiêu thụ khác nhằm nâng đỡ sự tăng trưởng nhanh của

doanh số và kéo dài càng lâu càng tốt giai đoạn này.

- Giai đoạn bão hoà: Cung cầu thoả mãn tối đa, doanh thu và lãi cao, cạnh tranh trở

nên gay gắt. Doanh nghiệp cần phải tìm kiếm những phân khúc thị trường mới, cải tiến

chất lượng, kiểu dáng hoặc một sự tiện lợi nào đó…Cũng có thể thay thế một vài yếu

tố Marketing-Mix để kéo dài giai đoạn này.

- Giai đoạn suy thoái: Hàng bán chậm, khó bán, lãi ít, người mua trở nên khó tính,

khắt khe hơn, kỹ thuật công nghệ mới xuất hiện, không nên giữ lại những sản phẩm

yếu kém, vì nó có thể làm lu mờ đi hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp.

Tuy nhiên không phải tất cả mọi sản phẩm đều trải qua 4 giai đoạn này. Tùy

điều kiện, tính chất và loại sản phẩm mà có thể có các dạng khác nhau. Do đó, vấn đề

quan trọng là phải biết khi nào đưa sản phẩm ra khỏi thị trường và thay thế vào đó sản

phẩm mới có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu thị hiếu con người càng tốt, ứng với

từng giai đoạn mà doanh nghiệp thực hiện những chiến lược, chính sách hay hoạt động

Marketing thích hợp.

b) Chiến lược giá cả

20

Page 33: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

Khái niệm: Theo quan điểm Marketing, giá cả của một sản phẩm hoặc dịch vụ

là khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán để được quyền sở hữu, sử dụng sản

phẩm hay dịch vụ đó.

Vai trò: Giá cả là yếu tố cơ bản của Marketing, đóng vai trò quyết định đến việc

mua hàng hoá này hay hàng hoá khác của người tiêu dùng. Đối với một đơn vị sản

xuất kinh doanh, giá cả có một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình tái sản xuất vì

nó là khâu nối và thể hiện kết quả của những khâu khác.

Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến việc định giá của doanh nghiệp:

- Các nhân tố bên trong doanh nghiệp gồm:

oChọn lựa các mục tiêu định giá như tồn tại, tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá thị

phần, dẫn đầu về chất lượng sản phẩm…

oChiến lược tiếp thị hỗn hợp

oChi phí gồm định phí, biến phí và tổng chi phí

oTổ chức định giá

- Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp gồm:

oThị trường và mức cầu

oChi phí, giá cả và các cống hiến của đối thủ cạnh tranh

oCác yếu tố khác như: tình hình kinh tế, lạm phát, lãi suất ngân hàng…

c) Chiến lược phân phối

Khái niệm: Phân phối sản phẩm là hoat động tổ chức điều hành, vận chuyển

hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng nhằm đạt hiệu quả tối đa, chi phí tối thiểu.

Vai trò của phân phối: Chiến lược phân phối đóng vai trò quan trọng trong quá

trình tiêu thụ hàng hoá, đưa hàng hoá đúng kênh, đúng lúc, đúng nhu cầu của người

tiêu dùng bằng những loại hình phân phối hợp lý với mục đích mang lại lợi nhuận cao

cho doanh nghiệp.

Các kênh phân phối: Luồng hoặc kênh phân phối là đường đi của một sản phẩm

từ người sản xuất đến người tiêu dùng hoặc người sử dụng.

Mô hình kênh phân phối truyền thống trong thị trường sản phẩm tiêu dùng được

minh họa ở Hình 3.2.

21

Page 34: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

Nhà sản xuất Nhà sản xuấtNhà sản xuất Nhà sản xuất

Đại lý

Nhà bán buôn

Nhà bán lẻ

Người tiêu dùng

- Kênh trực tiếp hay còn gọi là kênh cấp không. Trong kênh này nhà sản xuất không sử

dụng trung gian mà bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng.

- Kênh phân phối một cấp: bao gồm một trung gian bán hàng, đó là các nhà bán lẻ.

- Kênh phân phối hai cấp: bao gốm cấp 1: bán buôn và cấp 2: nhà bán lẻ.

- Kênh phân phối ba cấp: bao gồm cấp 1: đại lý, cấp 2: bán buôn và cấp 3: bán lẻ.

Hình 3.2. Kênh Phân Phối Truyền Thống Trong Thị Trường Tiêu Dùng

Kênh trực tiếp Kênh 1 cấp Kênh 2 cấp Kênh 3 cấp

Nguồn: Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2003), Nguyên lý Marketing,

trang 230.

d) Chiến lược chiêu thị cổ động

Khái niệm: Chiêu thị cổ động là những hoạt động nhằm thu hút khách hàng

thông qua một số công cụ như khuyến mãi, chiêu hàng, tuyên truyền…

Vai trò: Chiêu thị cổ động có vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp, làm cho nhu cầu của khách hàng được khám phá, đáp

ứng một cách đầy đủ nhất, cung cầu gặp nhau, làm cho việc bán hàng dễ dàng hơn,

góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Các chiến lược chiêu thị cổ động:

Quảng cáo: là việc sử dụng không gian và thời gian để truyền tin định trước về

sản phẩm, về doanh nghiệp hay thị trường cho khách hàng.

22

Page 35: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

Khuyến mãi: là tất cả các hoạt động góp phần vào việc gia tăng và khuyếch

trương khối lượng bán.

Tuyên truyền: là những hoạt động nhằm cho công chúng biết đến những điều

tốt về doanh nghiệp bằng cách cung cấp thông tin và hình ảnh cho báo chí, đài phát

thanh truyền hình.

Chiêu hàng: là hình thức giới thiệu sản phẩm với khách hàng, các hình thức

chiêu hàng thường là qua hội chợ triển lãm, qua các hội thảo trình diễn…

3.1.4. Bán lẻ và bán buôn

Bán lẻ là hoạt động bao gồm việc bán sản phẩm, dịch vụ trực tiếp cho người

tiêu dùng cuối cùng vì mục tiêu tiêu dùng cá nhân và không mang tính chất thương

mại.

Bán buôn bao gồm các hoạt động liên quan đến việc phân phối sản phẩm đến

khách hàng không phải để tiêu dùng cá nhân mà để bán lại hay tiêu dùng công nghiệp

với mục tiêu lợi nhuận.

Có sự khác nhau giữa nhà bán buôn và nhà bán lẻ. Một là, họ liên hệ trực tiếp

đến nhà bán lẻ nên ít chú trọng đến chiêu thị. Hai là, các trao đổi của họ thường có quy

mô lớn hơn nhiều và bao phủ một khu vực cũng rộng lớn hơn. Ba là, Chính Phủ

thường có những chính sách như thuế khác nhau giữa nhà bán buôn và nhà bán lẻ.

3.1.5. Đại lý của nhà sản xuất

Nhà sản xuất có thể phát triển đại lý bán hàng cho công ty để đẩy mạnh tốc độ

luân chuyển hàng hoá, rút ngắn vòng quay vốn lưu động…Các đại lý bán hàng có thể

bán hàng cho một hoặc nhiều nhà sản xuất tuỳ theo đặc điểm sản phẩm hoặc theo hợp

đồng mua bán giữa hai bên.

Đại lý là những người kinh doanh độc lập, họ được trả hoa hồng bán hàng theo

qui mô sản phẩm và dịch vụ đã bán trong từng kỳ. Hoạt động chủ yếu của đại lý tiêu

biểu như: tìm kiếm khách hàng, giới thiệu và chào bán hàng hoá của nhà sản xuất,

cung cấp dịch vụ hỗ trợ sản phẩm và chuyển các đơn đặt hàng của khách hàng cho nhà

sản xuất. Đại lý bán hàng cũng là một cơ sở cung cấp thông tin thị trường các khu vực

cho nhà sản xuất.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

23

Page 36: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

- Thu thập số liệu thứ cấp từ các phòng ban của Tổng công ty, trong đó chủ yếu là tại

phòng kinh doanh nội địa.

- Sử dụng nguồn tài liệu từ sách, báo, tạp chí, internet, luận văn khoá trước...

- Thu thập số liệu từ bảng câu hỏi điều tra phỏng vấn khách hàng nhằm vào đối tượng

là nhân viên văn phòng trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

Phương pháp chọn mẫu

Sử dụng bảng câu hỏi điều tra khách hàng để xem xét đánh giá mức độ hài lòng

thoả mãn của khách hàng về sản phẩm và hoạt động bán hàng của Tổng công ty.

Sử dụng phương pháp ước lượng số trung bình để xác định cỡ mẫu cho điều

tra. Do bảng câu hỏi được xây dựng theo thang điểm 4 (câu 7 là câu hỏi chủ yếu) nên

sử dụng công thức:

n=(s2*z2)/e2

Trong đó:

n: số lượng người được phỏng vấn (cỡ mẫu).

s: độ lệch chuẩn, với thang điểm là 4 thì s = 4/6 = 0.67

e: sai số mẫu có thể chấp nhận được. Trong nghiên cứu này ta cho e = 0.2

z: là số chuẩn hoá tương ứng với độ tin cậy.

Ta xét độ tin cậy là 95% nên z = 1.96

Thế vào công thức ta có: n = (0.672*1.962)/0.22 = 43 (người)

Vậy cỡ mẫu được xác định là 50 người.

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá thực trạng của hoạt động tiêu thụ sản

phẩm tại thị trường nội địa của Tổng công ty.

Phương pháp số tuyệt đối: là số hiệu của hai chỉ tiêu chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ

tiêu cơ sở.

Phương pháp số tương đối: là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với

chỉ tiêu gốc để thực hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so

với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

Các công thức:

Chênh lệch tuyệt đối = Số thực hiện - Số kế hoạch

24

Page 37: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

% chênh lệch = % tỷ lệ = (Số thực hiện - Số kế hoạch) / Số kế hoạch * 100%

Tỷ trọng kế hoạch = (Số tiền của mặt hàng A / Tổng số tiền) * 100%

- Sử dụng các hàm thống kê trong Excel để xử lý số liệu thu thập được từ bảng câu hỏi

điều tra phỏng vấn khách hàng.

25

Page 38: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Phân tích tình hình thực hiện kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty

cổ phần may Việt Tiến

Bảng 4.1. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh của Tổng Công Ty Qua Hai

Năm 2006-2007

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007Chênh lệch

± %

1. Tổng doanh thu 1,343,409,760 1,612,091,712 268,681,952 20

Trong đó:

Doanh thu XK 815,812,704 934,533,903 118,721,199 14.55

Doanh thu nội địa 182,091,000 261,315,501 79,224,501 43.51

Doanh thu khác 345,506,056 416,242,308 70,736,252 20.47

2. Tổng chi phí 917,262,586 958,539,402 41,276,816 4.5

3. Tổng LNTT 426,147,174 653,552,310 227,405,136 53.36

4. Thuế TNDN 119,321,209 182,994,647 63,673,438 53.36

5. LNST 306,825,965 470,557,663 163,731,698 53.36

Đơn vị: 1000 VNĐ

Nguồn: Phòng Kinh Doanh Nội Địa

Nhìn vào bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty qua 2

năm 2006-2007 ta thấy tình hình hoạt động của Tổng công ty chuyển biến tốt qua từng

năm. Năm 2007 so với năm 2006, doanh thu tăng 20% (tức là tăng 268,681,952,000

VNĐ). Nguyên nhân là do năm 2007 Tổng công ty có đầu tư thêm các trang máy móc

thiết bị tiên tiến phục vụ cho ngành may, chất lượng sản phẩm được nâng cao. Trong

đó:

Page 39: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

- Doanh thu nội địa: có tốc độ tăng nhanh nhất, năm 2007 so với năm 2006 doanh thu

nội địa tăng 43.51% (tức là tăng 79,224,501,000 VNĐ). Điều này chứng tỏ Tổng công

ty đã tiến hành tốt công tác tiêu thụ nội địa, thực hiện tốt các khâu bán hàng, phân

phối, nắm được nhu cầu của người tiêu dùng thông qua việc nghiên cứu, điều tra và

kiểm soát tốt khâu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa, đào tạo được đội ngũ bán

hàng, tạo dựng hình ảnh của các cửa hàng rất đẹp, gây ấn tượng và thu hút đông đảo

khách hàng.

- Tiếp đến là doanh thu xuất khẩu: năm 2007 so với năm 2006 tăng 14.55% (tức là

tăng 118,721,199,000 VNĐ), điều này cho thấy hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty

cũng đạt hiệu quả cao.

- Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh khác doanh thu cũng tăng lên đáng kể, năm

2007 so với 2006 tăng 20.47 % (tức tăng 70,736,252,000 VNĐ).

Đối với chi phí: qua các năm có tăng nhưng tốc độ tăng vừa phải. Năm 2007 so

với 2006 tăng 4.5% (tức là tăng 41,276,816,000 VNĐ). So với tốc độ tăng doanh thu

thì tình hình sử dụng chi phí là tương đối vì Tổng công ty không ngừng tăng sản lượng

nhưng vẫn tiết kiệm được một phần chi phí, một phần do nguyên phụ liệu phục vụ may

mặc trong nước ngày càng đạt chất lượng cao đã thay thế được nguyên phụ liệu nhập

ngoại và do giá bán sản phẩm cũng được nâng lên. Điều này chứng tỏ, Tổng công ty

quản lý chi phí có hiệu quả tốt. Do tiết kiệm được chi phí, đồng thời doanh thu tăng

cao nên tổng lợi nhuận sau thuế tăng. Năm 2007 so với 2006 lợi nhuận sau thuế tăng

53.36% (tức tăng 163,731,698,000 VNĐ). Ngoài ra Tổng công ty còn có nghĩa vụ

đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước tương ứng với 28% trên tổng lợi nhuận

trước thuế.

4.2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa của Tổng công ty

Mặt hàng sản phẩm Tổng công ty bán ra thị trường là những sản phẩm may mặc

sẵn với chủng loại như sau:

Sơ mi nam, nữ Đồng phục học sinh

Quần tây, khaki nam, nữ Veston nam, nữ

Quần short các loại Hàng len các loại

Hàng thun các loại Sản phẩm nữ các loại

27

Page 40: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

Jacket nam, nữ Quần áo thể thao, ví da, dây lưng

Trong đó, mặt hàng chủ lực là áo sơ mi nam, quần tây và quần khaki nam chiếm

tỷ trọng cao nhất.

Bảng 4.2. Kết Quả Sản Lượng Tiêu Thụ Nội Địa Theo Cơ Cấu Mặt Hàng Năm

2007

Đơn vị: Sản phẩm

  Năm 2007

Mặt hàng Sản lượng Tỷ trọng (%)

Sơ mi nam 1,393,184 63.7

Quần nam 312,074 14.3

Hàng nữ 66,872 3.1

Jacket 89,164 4.1

Loại khác 324,675 14.9

Tổng 2,185,969 100

Nguồn: Phòng Kinh Doanh Nội Địa

Bảng 4.3. Kết Quả Doanh Thu Nội Địa Theo Cơ Cấu Mặt Hàng Năm 2007

Đơn vị: 1000 VNĐ

Mặt hàngNăm 2007

Doanh thu Tỷ trọng (%)

Sơ mi nam 181,614,273 69.5

Quần nam 47,036,790 18

Hàng nữ 6,532,888 2.5

Jacket 9,146,043 3.5

Loại khác 16,985,508 6.5

Tổng 261,315,501 100

Nguồn: Phòng Kinh Doanh Nội Địa

Thông qua bảng 4.2 và bảng 4.3 cho thấy: mặt hàng chủ lực của Tổng công ty là

áo sơ mi nam và quần nam. Về sản lượng thì áo sơ mi nam chiếm tỷ trọng cao nhất

63.7%, kế đến là mặt hàng quần nam chiếm 14.3%. Về doanh thu thì mặt hàng áo sơ

mi nam của Tổng công ty cũng chiếm tỷ trọng cao nhất 69.5% với doanh thu đạt được

28

Page 41: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

là 181,614,273,000 VNĐ, mặt hàng quần nam chiếm tỷ trọng ít hơn so với áo chỉ

chiếm 18% với doanh thu đạt được là 47,036,790,000 VNĐ. Nguyên nhân là do Việt

Tiến là thương hiệu nổi tiếng từ lâu với dòng sản phẩm công sở dành cho nam được

giới quản lý và nhân viên văn phòng trong nước ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất như

áo sơ mi, quần tây, quần khaki. Việt Tiến là sự lựa chọn hàng đầu, một loại thời trang

“tiêu chuẩn” cho ngành thời trang công sở Việt Nam, luôn mang đến cho khách hàng

nhiều lợi ích và giá trị có ý nghĩa, nổi bật hơn so với các sản phẩm cùng loại, được sản

xuất từ nguyên vật liệu có chất lượng cao với giá cả đáng tiền bởi đơn vị dẫn đầu

ngành dệt may Việt Nam, với bề dày kinh nghiệm và bí quyết công nghệ đẳng cấp

quốc tế.

Ngoài Việt Tiến là thương hiệu được giới văn phòng tin tưởng và chọn mua

nhiều nhất. Tổng công ty còn cho ra đời 2 thương hiệu thời trang mới đó là: Vee Sendy

là thương hiệu thời trang thông dụng dành cho giới trẻ nam, nữ như áo sơ mi, áo thun,

quần jean,… và thương hiệu TT-Up là thương hiệu thời trang cao cấp dành cho giới nữ

sành điệu, phong cách sang trọng và quý phái như sơ mi, quần tây, bộ vest, áo thun, áo

kiểu, váy đầm…Nhưng do là thương hiệu mới nên doanh thu thu về chưa cao chiếm

khoảng 10% trong Tổng doanh thu nội địa của Tổng công ty.

4.2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ theo khu vực

Qua bảng 4.4 ta thấy doanh thu tiêu thụ của Tổng công ty năm 2007 là

261,315,501,000 VNĐ tăng 79,224,501,000 VNĐ so với doanh thu năm 2006. Trong

đó doanh thu ở khu vực phía Nam là cao nhất chiếm tỷ trọng 70% doanh thu của cả

nước, với doanh thu đạt được năm 2007 là 182,920,851,000 VNĐ tăng

37,248,051,000 VNĐ so với năm 2006.

29

Page 42: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

Bảng 4.4. Doanh Thu Tiêu Thụ Theo Khu Vực Qua Hai Năm 2006-2007

Đơn vị: 1000 VNĐ

Khu vực

Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch

Doanh thu

Tỷ

trọng

(%)

Doanh thu

Tỷ

trọng

(%)

± %

1/ Phía

Nam145,672,800 80 182,920,851 70 37,248,051 25.57

TP.HCM 43,701,840 30 62,193,089 34 18,491,249 42.31

Các tỉnh

phía Nam101,970,960 50 120,727,761 36 18,756,801 18.39

2/ Phía

Bắc36,418,200 20 78,394,650 30 41,976,450 115.26

Hà Nội 3,277,638 9 12,543,144 16 9,265,506 282.69

Các tỉnh

phía Bắc33,140,562 11 65,851,506 14 32,710,944 98.7

Tổng 182,091,000 100 261,315,501 100 79,224,501 43.51

Nguồn: Phòng Kinh Doanh Nội Địa

Hình 4.1. Biểu Đồ Doanh Thu Tiêu Thụ Theo Khu Vực Qua Hai Năm 2006-2007

0

20,000,000

40,000,000

60,000,000

80,000,000

100,000,000

120,000,000

140,000,000

TP.HCM Các tỉnhphía Nam

Hà Nội Các tỉnhphía Bắc

Khu vực

Doan

h th

u

Năm 2006

Năm 2007

30

Page 43: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

TP.HCM là trung tâm kinh tế-chính trị-văn hoá lớn nhất nước, với dân số hơn 5

triệu người và có mức thu nhập cao nhất nước, lại có vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi,

nằm giữa vùng Nam Bộ giàu có và giàu tiềm năng với diện tích 2,093.8 km2, với khí

hậu cận xích đạo-nhiệt đới gió mùa, là một trong những địa phương đi đầu trong sự

nghiệp đổi mới đã đạt được những thành tựu quan trọng đóng góp vào công cuộc xây

dựng và phát triển chung của nền kinh tế cả nước. Con người thành phố luôn thể hiện

tính năng động, sáng tạo, nhạy bén với kỹ thuật và công nghệ mới, tay nghề khá, có

khả năng nhanh chóng thích nghi và hội nhập vào điều kiện mới, lực lượng lao động

của thành phố khá đông đảo, đa dạng và luôn thể hiện phong cách đầy cá tính. Đây là

một thị trường chủ lực của Tổng công ty, mang lại nguồn thu lớn nhất trong các tỉnh

thành, luôn đem lại cho Tổng công ty doanh thu lớn nhất, doanh thu ở khu vực

TP.HCM chiếm tỷ trọng cao tới 34% trong tổng doanh thu của khu vực phía Nam,

năm 2007 doanh thu ở TP.HCM tăng 18,491,249,000 VNĐ so với năm 2006.

TP.HCM là một thị trường tiềm năng, đặc biệt là khi đất nước đang trên đà phát triển,

hội nhập cùng với nền kinh tế của thế giới, thu nhập của người dân cũng tăng cao. Nhu

cầu về làm đẹp, xài hàng hiệu, những sản phẩm có tên tuổi nổi tiếng ngày một gia

tăng. Việt Tiến là một công ty có tên tuổi trong ngành may mặc, nếu biết khai thác tốt

thị trường này thì không những gia tăng được doanh số bán mà có thể tăng trưởng thị

phần, cạnh tranh được với các đối thủ trong cùng ngành.

Nhìn chung, doanh thu tiêu thụ trong năm 2007 ở các khu vực khác ngoài

TP.HCM cũng đều tăng. Đặc biệt là khu vực phía Bắc có tốc độ tăng nhanh nhất, năm

2007 tăng 115.26% so với năm 2006 (tăng 41,976,450,000 VNĐ). Hà Nội cũng là một

thị trường đầy tiềm năng không kém TP.HCM, năm 2007 có tốc độ tăng doanh thu là

282.69% chiếm 16% trong tổng doanh thu ở khu vực phía Bắc, năm 2007 doanh thu

đạt 12,543,144,000 VNĐ tăng 9,265,506,000 VNĐ so với năm 2006. Tổng công ty

cần khai thác tốt hơn nữa ở thị trường này vì Hà Nội là trung tâm văn hoá lớn thứ 2

của cả nước sau TP.HCM, đời sống của người dân ở đây cũng khá cao, nhu cầu về làm

đẹp cũng được chú trọng, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập hàng ngoại tràn vào thị

trường Việt Nam càng nhiều, trong có có không ít những hãng thời trang nổi tiếng trên

thế giới. Vì vậy, Việt Tiến phải tận dụng tốt lợi thế “sân nhà” để mở rộng việc tiêu thụ

ở thị trường nội địa đầy tiềm năng này.

31

Page 44: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

4.2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ tại các hệ thống kênh phân phối của Tổng công

ty

Hệ thống phân phối của Việt Tiến rất chặt chẽ và rộng khắp cả nước, là lợi thế

rất mạnh để Tổng công ty đưa sản phẩm của mình đến tay người dùng.

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY

VIỆT TIẾN (PHỤ LỤC 2)

Sản phẩm của Tổng công ty vừa phân phối trực tiếp, vừa phân phối gián tiếp.

Tổng công ty phân phối trực tiếp qua các cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm

như: cửa hàng số 7 Lê Minh Xuân, Quận Tân Bình; cửa hàng số 5 Quang Trung, Quận

Gò Vấp; cửa hàng 90 Lê Lợi, Quận 1, TP.HCM…Và phân phối gián tiếp thông qua

các đại lý với hình thức ký gởi và mua đứt bán đoạn, phân phối gián tiếp qua các hệ

thống siêu thị…Với cách thức phân phối này, sản phẩm của Tổng công ty có mặt khắp

cả nước từ Bắc đến Nam với hơn 300 đại lý. Điều này, giúp khách hàng thuận tiện, tiết

kiệm thời gian và chi phí mua sắm cũng như Tổng công ty dễ dàng nắm bắt được

thông tin, xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Tuy nhiên, hệ thống phân phối này

cũng làm phát sinh chi phí thuê mướn mặt bằng, thuê nhân viên, chi phí vận chuyển,

dụng cụ trưng bày…

Hình 4.2. Sơ Đồ Tổ Chức Kênh Phân Phối của Tổng Công Ty Cổ Phần May Việt

Tiến

Tổng công ty

Tổng công ty

Người tiêu dùng

Người tiêu dùng

Cửa hàng

Tổng đại lý, Đại lý cấp 1

Đại lý cấp 2

Tổng công ty

Người tiêu dùngĐại lý

Tổng công ty

Người tiêu dùngSiêu thị/ HĐKT

32

Page 45: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

Trong hệ thống phân phối trên thì kênh phân phối chủ yếu mà Tổng công ty

quan tâm là kênh phân phối qua hệ thống đại lý và cửa hàng, bởi vì đây là nguồn mang

lại doanh thu cao nhất cho Tổng công ty (Doanh thu từ phía cửa hàng chiếm 16%,

doanh thu từ phía đại lý chiếm 75%) cụ thể thông qua bảng sau:

Bảng 4.5. Kết Quả Doanh Thu Từ Các Hệ Thống Kênh Phân Phối của Tổng Công

Ty Năm 2007

Đơn vị: 1000 VNĐ

Tên Số tiềnTỷ trọng

(%)

1/ Cửa hàng 41,810,480 16

2/ Đại lý 195,986,626 75

3/ Kênh khác 23,518,395 9

Siêu thị 18,814,716 7.2

Cán bộ công nhân viên 1,646,288 0.63

Trường học, bệnh viện 3,057,391 1.17

Tổng 261,315,501 100

Nguồn: Phòng Kinh Doanh Nội Địa

a) Bán hàng thông qua hệ thống cửa hàng của Tổng công ty

Năm 2007, Việt Tiến có khoảng 15 cửa hàng: 11 cửa hàng ở TP. HCM, 4 cửa

hàng ở Hà Nội, 1 cửa hàng ở Bình Dương và 1 cửa hàng ở Nha Trang. Các cửa hàng

này chịu sự điều phối trực tiếp của Tổng công ty. Doanh thu của hệ thống cửa hàng đạt

41,810,480,000 VNĐ, trong đó doanh thu cửa hàng phía Nam đạt 36,584,170,000

VNĐ ( tương đương 87.5%), cửa hàng phía Bắc là 5,221,084,000 VNĐ ( tương đương

12.49%).

Các cửa hàng của Tổng công ty được sự quản lý trực tiếp bởi nhóm tiêu thụ và

kiểm soát thị trường của phòng kinh doanh nội địa. Tổng công ty tự thuê mặt bằng và

tổ chức buôn bán cho nên hình thức trang trí, mặt bằng cơ sở có lợi thế hơn so với các

đại lý. Vì là cửa hàng của Tổng công ty nên hàng hoá ở đây đa dạng và đầy đủ hơn,

cách trình bày kệ quầy… đều do nhóm thiết kế riêng của Tổng công ty bố trí, tạo nên

33

Page 46: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

một hình ảnh rất riêng, ấn tượng đối với người tiêu dùng. Thông qua cửa hàng Tổng

công ty còn có thể thực hiện các hình thức khuyến mãi, quảng cáo…

Việc thành lập cửa hàng ngoài mục đích tiêu thụ sản phẩm, khai thác thế mạnh

về thương hiệu của sản phẩm mang nhãn hiệu Việt Tiến mà còn là nơi mà Tổng công

ty có thể thu thập thông tin từ khách hàng thông qua việc phát phiếu thăm dò ý kiến

khách hàng, và giới thiệu sản phẩm mới đến người tiêu dùng. Ngoài ra, còn có thể

thiết lập một mối quan hệ tốt với khách hàng nhằm tạo sự an tâm, tin tưởng của họ đối

với nhãn hiệu Việt Tiến, dần dần họ trở thành khách hàng quen thuộc của Tổng công

ty.

Đội ngũ nhân viên bán hàng đều do Tổng công ty tuyển dụng và đào tạo, ngoài

ra cửa hàng trưởng còn có thể thuê thêm nhân viên nhưng với hình thức thời vụ khi có

nhu cầu.

Với hình thức trả lương khoán đối với một số cửa hàng (như cửa hàng số 7 Lê

Minh Xuân, Quận Tân Bình) là một trong những động lực thúc đẩy nhân viên làm việc

và phối hợp cùng với Tổng công ty để tìm hiểu về tình hình thị trường, giá cả, thị hiếu,

chất lượng, mẫu mã, kích cỡ,… và các vấn đề khác liên quan đến việc sản xuất kinh

doanh sản phẩm của Việt Tiến.

Nhằm đưa các sản phẩm của mình đến người tiêu dùng trên cả nước, từ cuối

tháng 1 đến đầu tháng 2 năm 2007, Việt Tiến đã khai trương một loạt cửa hàng thời

trang mang thương hiệu Vee Sendy tại TP.HCM, Nha Trang, Đà Nẵng, Bình Dương.

Các cửa hàng này đều thiết kế theo mô hình hiện đại, mang tính chuyên biệt trong hệ

thống Vee Sendy, phục vụ người tiêu dùng là các bạn trẻ nam, nữ yêu thích thời trang

như: áo sơ mi thời trang, sơ mi body, quần khaki, quần jeans, quần sort, áo thun, nón,

dây nịt, túi xách, bóp da…

Tuy nhiên, ngoài những cửa hàng có diện tích tương đối rộng và được trang trí,

thiết kế đẹp mắt như: cửa hàng 231 Lê Văn Sỹ - Quận Phú Nhuận, 05 Quang Trung -

Quận Gò Vấp…thì vẫn còn một số cửa hàng chưa chú trọng đến việc trưng bày hàng

hoá: quần áo treo còn lộn xộn, quá dày và trong cửa hàng còn để quá nhiều thùng

hàng... gây cảm giác không thoải mái cho khách hàng khi xem hàng.

b) Bán hàng thông qua hệ thống đại lý, tổng đại lý

34

Page 47: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

Tổng công ty có hệ thống đại lý năng động trải dài trên cả nước với hơn 300 đại

lý chủ yếu tập trung ở TP.HCM và thủ đô Hà Nội. Hiện nay Tổng công ty có 3 Tổng

đại lý ở Đà Nẵng, Nha Trang, Gia Lai và các đại lý cấp 1 ở Huế, Bình Định, ĐakLak,

Kiên Giang, Cần Thơ, Cà Mau. Còn lại đều là hệ thống đại lý và đại lý trực thuộc của

Tổng công ty.

Bảng 4.6. Bảng Kê Số Lượng Đại Lý Theo Khu Vực

ĐVT: Đại lý

Khu vực

Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch

Số

lượng

Tỷ trọng

(%)

Số

lượng

Tỷ trọng

(%)± %

Phía Nam 212 56.38 168 55.26 -44 -20.755

+ TP.HCM 73 34.43 46 27.38 -27 -36.986

+ Các tỉnh 139 65.57 122 72.62 -17 -12.23

Phía Bắc 164 43.62 136 44.74 -28 -17.073

+ Hà Nội 64 39.02 46 33.82 -18 -28.125

+ Các tỉnh 100 60.98 90 66.18 -10 -10

Tổng Cộng 376 100 304 100.00 -72 -19.149

Nguồn: Phòng Kinh Doanh Nội Địa

Đây là hệ thống phân phối quan trọng nhất trong hoạt động tiêu thụ nội địa, với

304 đại lý được phân bố khắp các tỉnh thành trong cả nước, trong đó khu vực TP.

HCM chiếm tỷ trọng rất cao. Đại lý của TP.HCM được phân bố rộng khắp thành phố.

Tính đến nay tổng số đại lý của Việt Tiến ở TP.HCM là 73 đại lý vào năm 2006,

nhưng đến năm 2007 giảm xuống còn 46 đại lý. Nguyên nhân do Tổng công ty đã

thanh lý bớt những đại lý hoạt động không hiệu quả, và cho nâng cấp, mở rộng thêm

một số đại lý mới, nhằm đưa kênh phân phối hoạt động tốt hơn. Số lượng đại lý ở các

tỉnh và thành phố khác trên cả nước cũng giảm so với năm 2006.

Hình thức bán hàng mà Tổng công ty bán cho các đại lý là “mua đứt bán đoạn”

nghĩa là sau khi chọn hàng, xem mẫu và nhận hàng thì quyền sở hữu hàng hóa là của

đại lý. Tổng công ty sẽ giao hàng hoá tại cửa đại lý (đối với đại lý ở khu vực

TP.HCM), còn đối với đại lý ở tỉnh sẽ được hỗ trợ 50% chi phí vận chuyển hàng hoá

cho mỗi lần giao hàng. Đại lý phải tự bảo quản và tìm khách hàng tiêu thụ nhưng phải

35

Page 48: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

đảm bảo giá bán không được khác so với giá nhãn treo nên Tổng công ty hoàn toàn an

tâm về trách nhiệm sản phẩm. Tuy nhiên, Tổng công ty chỉ nhận lại hàng hóa khi có

khuyết tật và do lỗi kỹ thuật gây ra.

Mức hoa hồng của Tổng công ty cho đại lý tính từ giá đại lý mua đến giá đại lý

bán như sau:

- Mức hoa hồng 35% đối với sản phẩm Việt tiến

- Mức hoa hồng 40% đối với sản phẩm Vee Sendy

Ví dụ: Giá đại lý mua 1 quần tây Việt tiến tại Tổng công ty là 94,000VNĐ (đã

bao gồm thuế VAT) → Giá đại lý bán là 94,000VNĐ × 1.35 = 126,900VNĐ (đây cũng

là giá nhãn treo của sản phẩm). Vậy:

→ Mức hoa hồng đại lý được hưởng nếu tính từ giá đại lý mua đến giá đại lý bán là:

94,000VNĐ × 35% = 32,900VNĐ

Chính sách hỗ trợ của Tổng công ty cho đại lý:

- Hỗ trợ một số hàng hoá ký gửi: Do Tổng công ty chủ động và thể hiện bằng hợp

đồng ký gửi.

- Hỗ trợ 1 lần chi phí quảng cáo (đối với đại lý tỉnh) cho địa điểm mở đại lý, mức hỗ

trợ không quá 1 triệu đồng.

- Hỗ trợ thiết bị trưng bày, trang trí cửa hàng, cho mượn 1 số trang thiết bị như:

Mannequin, bộ bảng hiệu gồm 1 bảng chính và 1 bảng logo VTEC.

- Nghiên cứu và trả lời các đề nghị của đại lý trong thời gian sớm nhất về các vấn đề

liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Hỗ trợ cho đại lý số dư nợ trả chậm có thời gian. Dựa theo doanh số, mức hỗ trợ sẽ

bằng 50% đến 80% doanh số bình quân của quí trước.

- Hỗ trợ các loại hình quảng cáo, khuyến mãi theo chiến lược kinh doanh của Tổng

công ty trong từng thời kỳ.

- Thực hiện việc khen thưởng cho những đại lý đạt doanh số tiêu thụ theo qui chế của

Tổng công ty đề ra.

- Tư vấn và khuyến khích việc quảng cáo, tham gia hội chợ của đại lý nhằm giới thiệu

sản phẩm do chính Tổng công ty sản xuất và tiêu thụ thông qua hệ thống đại lý để đạt

hiệu quả kinh doanh cao.

36

Page 49: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

- Hỗ trợ chi phí mặt bằng khi đại lý tham gia hội chợ, mức hỗ trợ bằng 6% doanh số

hàng tháng lấy bán tại hội chợ.

- Đại lý được ưu tiên đặt hàng với Tổng công ty trước khi sản xuất sản phẩm mới.

Trách nhiệm của đại lý:

- Đối với đại lý các tỉnh, doanh số tiêu thụ sản phẩm Việt Tiến hàng tháng phải đạt từ

20,000,000 VNĐ trở lên, và 25,000,000 VNĐ đối với đại lý thành phố.

- Đại lý có thể nhân danh Tổng công ty như một đầu mối bán hàng

- Thực hiện ký quỹ bảng hiệu với số tiền là 2,500,000 VNĐ. Sau một năm kể từ ngày

hợp đồng có hiệu lực Tổng công ty sẽ hoàn trả số tiền này cho đại lý bằng hình thức

cấn trừ công nợ (nếu có) hoặc thanh toán trực tiếp.

- Đối với trang thiết bị như: Mannequin, bộ bảng hiệu…Tổng công ty đã trang bị cho

đại lý, đại lý phải chịu trách nhiệm bảo quản. Mọi hư hao, mất mát (nếu xảy ra) đại lý

phải bồi thường cho Tổng công ty.

- Lập cửa hàng tại địa chỉ kinh doanh đã ghi trong hợp đồng, phù hợp với việc trưng

bày và bán sản phẩm may mặc. Nếu chuyển dời địa điểm kinh doanh thì phải thông

báo cho Tổng công ty bằng văn bản và phải có sự đồng ý của Tổng công ty về địa

điểm kinh doanh mới.

- Tuyệt đối không được trưng bày và bán sản phẩm may mặc khác nhãn hiệu Việt Tiến

vì bất cứ lý do gì.

- Không được bán quá giá qui định được niêm yết trên nhãn treo sản phẩm của Tổng

công ty.

- Nếu có nhu cầu tham gia hội chợ đại lý phải làm đơn gởi cho Tổng công ty. Và chỉ

được đăng ký thuê mặt bằng khi đơn được Tổng công ty xét duyệt, đồng ý được phép

tham gia. Đại lý phải chấp hành đúng các qui định của Tổng công ty về trang trí gian

hàng, về nguồn hàng hoá và giá bán.

- Thực hiện các báo cáo theo mẫu biểu của Tổng công ty và đề xuất các vấn đề nhằm

đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Việt Tiến trên thị trường.

37

Page 50: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

Bảng 4.7. Bảng Kê Số Lượng Đại Lý tại TP.HCM

Khu vực

TP.HCM

Năm 2006 Năm 2007

Số

lượng

Tỷ trọng

(%)

Số

lượng

Tỷ trọng

(%)

Quận 1 9 12.33 3 6.52

Quận 2 2 2.74 1 2.17

Quận 3 5 6.85 3 6.52

Quận 4 1 1.37 1 2.17

Quận 5 3 6.52 1 2.17

Quận 6 2 2.74

Quận 8 2 2.74 2 4.35

Quận 9 1 1.37 1 2.17

Quận 10 4 5.48 3 6.52

Quận 11 2 2.74 1 2.17

Quận 12 2 2.74 1 2.17

Huyện Homon 1 1.37

Quận Phú Nhuận 4 5.48 2 4.35

Quận Bình Thạnh 8 10.96 7 15.22

Quận Gò Vấp 6 8.22 4 8.7

Quận Tân Bình 10 13.7 7 15.22

Quận Tân Phú 2 2.74 1 2.17

Quận Thủ Đức 5 6.85 5 10.87

Huyện Củ Chi 3 4.11 3 6.52

Huyện Bình Tân 1 1.37

Tổng 73 100 46 100

Nguồn: Phòng Kinh Doanh Nội Địa

Mặc dù TP.HCM là một thị trường lớn, có sức tiêu thụ mạnh. Tuy nhiên, Tổng

công ty cũng gặp không ít khó khăn và trở ngại trong việc tiêu thụ sản phẩm ở thị

trường này. Các đại lý có một điểm hạn chế ảnh hưởng rất lớn đến doanh số bán là

phần lớn các đại lý có diện tích mặt bằng không lớn, chủng loại hàng hoá trưng bày

38

Page 51: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

còn đơn điệu, không được bắt mắt, tuy các hình ảnh tượng trưng bên ngoài có gây ấn

tượng đối với khách hàng.

Hầu hết các đại lý đều chưa đầu tư đúng mức cho cách trưng bày hàng hoá, do

các chủ đại lý đều quá tin tưởng vào sự nổi tiếng của nhãn hiệu Việt Tiến. Phần lớn,

các đại lý đều có một cách trưng bày hàng hoá giống nhau là tất cả các áo sơ mi đều

được đóng gói trong bao nylong, trưng bày trong tủ kính và trên các kệ. Điều này làm

cho khách hàng không được xem xét hàng hoá một cách kỹ lưỡng và không được thoải

mái khi xem hàng, mặc dù nhân viên bán hàng vẫn mở sản phẩm cho khách hàng xem

khi có yêu cầu.

Thành phố HCM không chỉ là một trung tâm kinh tế thương mại của cả nước

mà còn là một trung tâm thời trang lớn nhất nước với trình độ dân trí cao và thu nhập

không ngừng tăng lên, nên nhu cầu của người dân không còn là “ăn no mặc ấm” mà là

“ăn ngon mặc đẹp, mặc đồ hiệu, hợp thời trang”. Chính vì vậy, mà các sản phẩm may

mặc trên thị trường TP.HCM hết sức đa dạng và phong phú. Các cửa hàng bán thời

trang không ngừng mọc lên, gây lên sự cạnh tranh quyết liệt trong ngành may mặc trên

địa bàn TP.HCM, với các nhãn hiệu đến từ nhiều hãng thời trang may mặc khác nhau.

Bên cạnh đó, các đại lý còn gặp phải các cửa hàng lợi dụng thương hiệu Việt

Tiến để kinh doanh các mặt hàng may mặc và tình trạng hàng giả, hàng nhái hiệu Việt

Tiến như: Valentin, Vietien, Victtien, Vientien, Việt Tiệp, Việt Hiên, Vicitiên,…trong

xã hội ngày càng nhiều gây thiệt hại lớn đến hệ thống đại lý và Tổng công ty trong

hoạt động sản xuất kinh doanh và uy tín của Tổng công ty trên thị trường.

Qua sự khảo sát của Tổng công ty, năm 2007 trên địa bàn TP.HCM có hơn 100

cửa hàng bán quần áo may sẵn không phải là cửa hàng đại lý của Việt Tiến. Trên bảng

hiệu chính không vi phạm độc quyền nhãn hiệu Việt Tiến nhưng trên các bảng hiệu

nhỏ bên hông có in cửa hàng Việt Tiến…Bên trong các cửa hàng này, số lượng của

sản phẩm Việt Tiến rất ít, thậm chí không có sản phẩm nào. Phần lớn, các nhãn hiệu

của cửa hàng này mang các nhãn hiệu nói trên và trên túi áo cũng có thêu chữ “v” như

sản phẩm thật của Việt Tiến. Nghiêm trọng hơn có cửa sử dụng cả logo VTEC và tên

thương hiệu Việt Tiến để đặt tên cho cửa hàng. Điển hình đường CMT8 có 5 cửa hàng,

Nguyễn Trãi có 7 cửa hàng, Quang Trung có 16 cửa hàng, Võ Văn Ngân có 13 cửa

hàng…

39

Page 52: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

Với thực trạng trên, phòng kinh doanh đã cử nhân viên trực tiếp đến các cửa

hàng để tìm hiểu cách thức hoạt động và khuyến cáo các cửa hàng. Các nhân viên đã

tiến hành chụp ảnh lập danh sách gửi lên cục Sở Hữu Công Nghiệp để phối hợp xử lý.

Ngoài ra, Tổng công ty còn tăng cường công tác quảng cáo thông qua các kỳ hội chợ

và báo chí để hướng dẫn người tiêu dùng nhận biết đúng sản phẩm của Việt Tiến. Kết

quả cho thấy có gần một nửa cửa hàng sửa lại bảng hiệu đạt yêu cầu, còn lại tiến triển

rất chậm là do mức độ xử phạt các trường hợp trên chưa cao và chưa kiên quyết nên

khó giải quyết dứt điểm và chưa đủ sức răn đe. Sự phối hợp của các cơ quan chức

năng còn chậm, tính nhất quán chưa cao. Ngoài ra, các đối tượng kinh doanh hàng giả,

hàng nhái hoạt động ngày càng tinh vi và kín đáo như “ những con sâu ẩn mình trong

bó rau”, trong khi hệ thống luật về chống độc quyền chưa đầy đủ cơ sở pháp luật để xử

lý. Đây là một thực trạng mà Tổng công ty và các cơ quan chức năng cần phải tăng

cường công tác đấu tranh chống các hành vi không lành mạnh để bảo vệ uy tín của

Tổng công ty cũng như lợi ích của người tiêu dùng.

c) Bán hàng thông qua hệ thống siêu thị

Tổng công ty bán hàng cho siêu thị cũng giống như bán hàng cho đại lý. Hình

thức bán cũng là “mua đứt bán đoạn” đối với sản phẩm Việt Tiến, còn các sản phẩm

khác vào hệ thống siêu thị đều qua hình thức ký gởi. Tổng công ty cũng cử nhân viên

đến chào hàng và giới thiệu những mẫu mã sản phẩm mới tại các siêu thị. Hiện nay,

Tổng công ty chủ yếu bán hàng thông qua hệ thống siêu thị Saigon.Coop (trên 20 siêu

thị) và cửa hàng thời trang VINATEX. Doanh số bán hàng từ hệ thống siêu thị ngày

càng tăng. Hầu hết các siêu thị mới khai trương đều đến Việt Tiến để mua hàng. Vì

Việt Tiến là thương hiệu được giới văn phòng tin tưởng và chọn mua nhiều nhất. Theo

kết quả báo cáo do Công ty Tư vấn và Nghiên cứu thị trường ISM thực hiện năm 2006

nhắm vào đối tượng khách hàng mục tiêu-giới văn phòng tại khu vực TP.HCM, độ

tuổi từ 23 đến 55 tuổi, thương hiệu Việt Tiến đang dẫn đầu ngành hàng thời trang công

sở (chủ yếu áo sơ mi, quần tây, quần khaki). Hơn thế nữa, việc dạo chơi và mua sắm

tại các siêu thị đang ngày càng phổ biến ở nước ta và khả năng để có thể phát triển

mạnh hơn hệ thống kênh phân phối này là rất lớn. Nhưng hiện nay, doanh số từ hệ

thống kênh phân phối này không cao chỉ đạt 7.2% (ứng với số tiền là 18,814,716,000

VNĐ). Nguyên nhân vì sao doanh thu bán hàng từ hệ thống này chưa cao là do:

40

Page 53: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

- Hàng hoá trưng bày trong siêu thị còn rất đơn điệu, không hấp dẫn, chủng loại sản

phẩm thì ít, pano, bảng hiệu không được lớn.

- Nhiều lúc sản phẩm của Tổng công ty được trưng bày lẫn lộn với các sản phẩm

mang nhãn hiệu khác.

d) Bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng

Trường học, bệnh viện, cơ quan xí nghiệp

Đây là một trong những đối tượng khách hàng có doanh thu ổn định và tăng lên

qua từng năm đạt 3,057,391,000 VNĐ chiếm 1.17% tổng doanh thu.

Do khách hàng mua với số lượng lớn nên Tổng công ty áp dụng chính sách

chiết khấu như sau:

Mua từ 100 đến 299 sản phẩm thì được giảm 3% giá trị hàng hoá mua

Mua từ 300 đến 749 sản phẩm thì được giảm 5% giá trị hàng hoá mua

Mua từ 750 đến 999 sản phẩm thì được giảm 7% giá trị hàng hoá mua

Mua từ 1000 sản phẩm trở lên thì được giảm 10% giá trị hàng hoá mua

Chính sách hỗ trợ vận chuyển: Đối với những khách hàng thường xuyên, những

khách hàng mua với số lượng lớn thì khi đặt hàng Tổng công ty sẽ giao hàng tận nơi

và hỗ trợ hoàn toàn chi phí vận chuyển.

Mặc dù, có thể nói đây là một nguồn mà Tổng công ty có thể yên tâm. Tuy

nhiên, Tổng công ty vẫn luôn theo dõi thường xuyên để đảm bảo tiêu thụ, hạn chế

lượng hàng tồn kho cũng như luôn theo dõi tình hình giá cả để tránh bị các đối thủ

khác cạnh tranh. Do tiềm năng của thị trường này chỉ theo mùa vụ.

Cán bộ công nhân viên

Nguồn doanh thu từ kênh này cũng không cao, đạt 0.63% ứng với số tiền là

1,646,288,000 VNĐ, do Tổng công ty chủ yếu bán rẻ hàng tồn, hàng loại 2 cho CB-

CNV trong Tổng công ty. Ngoài ra, Tổng công ty cũng có sản xuất hàng để phục vụ

riêng cho nhu cầu của CB-CNV trong Tổng công ty theo giá ưu đãi vào các dịp lễ tết

trong năm. Như phát phiếu ưu đãi mua hàng giảm giá 30% cho một lần mua hàng cho

CB-CNV trong Tổng công ty vào các dịp lễ tết trong năm.

4.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm

4.3.1. Nhân tố thuộc về môi trường bên trong

41

Page 54: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

a) Đối thủ cạnh tranh

Cạnh tranh là qui luật tất yếu của nền kinh tế thị trường. Trên thị trường, để tồn

tại và phát triển, để được khách hàng biết đến, tin cậy thì mọi doanh nghiệp luôn luôn

cạnh tranh với nhau. Tổng công ty may Việt Tiến đã có thương hiệu từ lâu, được khách

hàng tín nhiệm, sản phẩm ngày càng có chất lượng cao, hình ảnh Việt Tiến đã ăn sâu

bám rễ vào tâm trí của khách hàng. Do đó Việt Tiến có rất nhiều đối thủ cạnh tranh.

Đối thủ cạnh tranh của Việt Tiến hiện nay là:

Về hàng sơ mi, quần tây thì có May 10, May Nhà Bè, May An Phước, May Sài

Gòn…

Về sản phẩm thời trang thì có Blue Exchange, Ninomax…

Bảng 4. 8. Bảng Tổng Hợp về Đối Thủ Cạnh Tranh của Nhãn Hiệu Việt Tiến

Đơn vị: %

Nhãn hiệu Tỷ lệ người tiêu dùng chọn mua

May An Phước 11.43May Nhà Bè 22.86

May 10 11.43May Sài Gòn 17.14

Nguồn: Kết quả điều tra

Qua bảng câu hỏi thăm dò ý kiến khách hàng nhắm vào đối tượng là nhân viên

giới văn phòng tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh đối với nhãn hiệu Việt Tiến (thời

trang công sở dành cho nam) cho thấy: Ngoài sản phẩm Việt Tiến, khách hàng chọn

mua sản phẩm của May Nhà Bè nhiều nhất vì chất lượng thì ngang nhau nhưng giá cả

của May Nhà Bè thấp hơn (giá sản phẩm sơ mi cao cấp từ 145,000VNĐ đến

300,000VNĐ một sản phẩm). Kế đến là May Sài Gòn có tỷ lệ người tiêu dùng chọn

mua là 17.14%, May 10 và May An Phước có tỷ lệ người chọn mua là như nhau.

Trong đó, May An Phước có giá bán cao nhất từ 250,000VNĐ đến 600,000VNĐ một

sản phẩm

Bảng 4.9. Bảng So Sánh Giá Bán Sản Phẩm Áo Sơ Mi Cao Cấp Có Giá Cao Nhất

Và Thấp Nhất

42

Page 55: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

Đơn vị: VNĐ

Tên đơn vị Giá sản phẩm Chất lượng

May Nhà Bè 145,000 - 300,000 Chống nhàu

May Việt Tiến 180,000 - 400,000 Chống nhàu

May 10 180,000 - 250,000 Chống nhàu

May An Phước 250,000 - 600,000 Chống nhàu

Nguồn: Kết quả điều tra

Bảng 4. 10. Bảng Tổng Hợp về Đối Thủ Cạnh Tranh của Nhãn Hiệu Vee Sendy

Đơn vị: %

Nhãn hiệu

Tỷ lệ

người tiêu dùng

chọn mua

Ninomax 37.14

Blue Exchange 42.86

Nguồn: Kết quả điều tra

Qua bảng câu hỏi thăm dò ý kiến khách hàng nhắm vào đối tượng là nhân viên

giới văn phòng tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh đối với nhãn hiệu Vee Sendy (thời

trang thông dụng dành cho giới trẻ nam, nữ) cho thấy:

- Trong hai nhãn hiệu thời trang Ninomax và Blue Exchange thì Blue Exchange là

nhãn hiệu có số người chọn mua nhiều nhất trong tổng số người được phỏng vấn.

- Và phần lớn số người được phỏng vấn đều cho rằng vấn đề giá cả, mẫu mã kiểu

dáng, chất lượng, thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng của Việt Tiến so với các

nhãn hiệu cạnh tranh trên là ngang nhau, nhưng sự đa dạng về chủng loại của sản

phẩm Việt Tiến ít hơn các nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh trên.

- Vì đa số sản phẩm của Việt Tiến đều dành cho nam, giới công sở, ít có sản phẩm

dành cho nữ, một số sản phẩm mang nhãn hiệu Vee Sendy, TT-Up dành cho nữ nhưng

vẫn chưa được phổ biến lắm.

43

Page 56: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

Vì vậy, Tổng công ty cần tăng cường công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm

mới nhiều hơn nữa để tạo hình ảnh cho những thương hiệu mới có chỗ đứng trong lòng

người tiêu dùng giống như thương hiệu Việt Tiến.

Với trên 80 triệu dân và nhu cầu tiêu dùng 9 – 10 mét vải/người mỗi năm, thị

trường nội địa đang là mảnh đất màu mỡ kéo các DN dệt may trở lại. Nhiều DN dệt

may trước kia chỉ chú trọng vào xuất khẩu, thì giờ đây đã tập trung vào thị trường

trong nước và thu được nhiều thành công như: may Nhà Bè, May 10…Nhưng với sự

xâm nhập quá sâu của quần áo, vải Trung Quốc và ASEAN, những nước có công nghệ

thời trang cao và nạn “hàng nhái, hàng giả” đã gây không ít khó khăn cho Tổng công

ty. Điều khó khăn trước tiên là sự cạnh tranh về giá: 1 chiếc áo sơ mi của các công ty

trong nước giá khoảng 100,000VNĐ trở lên, trong khi hàng Trung Quốc loại đẹp dài

tay khoảng 75,000 - 80,000VNĐ/chiếc, ngắn tay khoảng 35,000 - 40,000VNĐ/chiếc…

với mẫu mã phong phú, đa dạng, kiểu dáng đẹp. Đây chính là lý do mà hàng Trung

Quốc đang tiêu thụ rất mạnh trên thị trường Việt Nam.

Để chứng minh sức cạnh tranh với hàng Trung Quốc, Việt Tiến đã mở nhiều đại

lý ở các tỉnh gần biên giới Trung Quốc, nơi tràn ngập quần áo Trung Quốc như: Hà

Giang, Lào Cai, Yên Bái, Móng Cái…Và thực tế, những đại lý này đang dần chiếm

được cảm tình của người dân và có sức tiêu thụ tốt.

b) Khách hàng

Đối với khách hàng đại lý

Hình 4.3. Tổng Hợp Phân Tích Ý Kiến Khách Hàng Đại Lý Năm 2007

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Chấtlượngsản

phẩm

Đáp ứngthời hạn

giaohàng

Giá sảnphẩm

Dịch vụgiaohàng

Cungcấp

thông tincần thiết

Xử lýkhiếunại

kháchhàng

Dễ liênlạc, tiếp

xúc

Nội dung

%

Rất kém

Kém

Trung bình

Tốt

Rất tốt

Tuyệt vời

44

Page 57: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

Nguồn: Phòng Kinh Doanh Nội Địa

Với số phiếu thăm dò ý kiến nhận về là 96 phiếu / 100 phiếu phát ra, đạt tỷ lệ

96% cho thấy Tổng công ty đã làm hài lòng khách hàng đại lý.

Một số biện pháp nhằm nâng cao sự thoả mãn của khách hàng đại lý hơn nữa:

- Đối với sản phẩm quần tây cần phát triển thêm sản phẩm cao cấp

- Tăng cường công tác chuyển thông tin kịp thời cho các đại lý ở xa (bằng Fax, chuyển

phát nhanh, điện thoại hoặc Email…)

- Phát triển thêm nhiều nhà cung cấp nguyên liệu để sản xuất đa dạng thành phần

nguyên liệu, mẫu mã và nhiều loại giá.

- Sản xuất sản phẩm với giá thấp phù hợp với các vùng sâu, vùng xa và những người

có thu nhập thấp.

Đối với khách hàng thường xuyên, những khách hàng mua với số lượng

lớn

Hình 4.4. Tổng Hợp Phân Tích Ý Kiến Khách Hàng Năm 2007

0%10%20%30%40%50%60%70%80%90%

100%

Chấtlượngsản

phẩm

Đápứngthờihạngiaohàng

Giásản

phẩm

Dịchvụ

giaohàng

Cungcấp

thôngtin cần

thiết

Xử lýkhiếu

nạikháchhàng

Dễ liênlạc,tiếpxúc

Nội dung

%

Rất kémKémTrung bìnhTốtRất tốtTuyệt vời

Nguồn: Phòng Kinh Doanh Nội Địa

Với số phiếu thăm dò ý kiến nhận về là 15 phiếu / 17 phiếu phát ra, đạt tỷ lệ

88.2% cho thấy Tổng công ty đã làm hài lòng khách hàng.

45

Page 58: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

Một số biện pháp nhằm tiếp tục đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách

hàng:

- Đối với chất lượng sản phẩm cố gắng ngày càng nâng cao để thoả mãn nhu cầu của

khách hàng hơn nữa.

- Tăng cường công tác tư vấn, thông tin cho khách hàng về chất lượng, giá cả…(đặc

biệt là khách hàng mới và các khách hàng ở những địa phương khác ngoài TP.HCM).

- Sắp xếp, bố trí hợp lý các khâu trong qui trình triển khai thực hiện hợp đồng, để có

thể rút ngắn thời gian giao hàng, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng.

- Tăng cường các biện pháp quản lý chi phí đảm bảo đưa đến cho khách hàng giá cả

tốt nhất và ổn định.

Đối với khách hàng là người tiêu dùng

Hiểu biết khách hàng là rất quan trọng trong việc xác định cả khách hàng hiện

tại và khách hàng tiềm năng. Muốn tồn tại và phát triển Công ty cần nghiên cứu về

nhận thức, sở thích, hành vi mua của người tiêu dùng. Thông tin này sẽ cung cấp các

giải đáp quan trọng về đặc tính của sản phẩm, giá cả, các kênh phân phối,…Từ đó,

Công ty sẽ có những chính sách thích hợp để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng như:

giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng, uy tín thương hiệu… Để đánh giá

được tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người

tiêu dùng, tôi đã điều tra với số lượng mẫu là 50 người tiêu dùng ở khu vực TP.HCM

(bằng cách sử dụng phương pháp ước lượng số trung bình để xác định cỡ mẫu cho điều

tra). Nguyên nhân mà tôi chọn TP.HCM là nơi điều tra chủ yếu vì nơi đây có mật độ

dân cư đông đúc với thu nhập khá, và đây cũng là thị trường chủ lực chiếm tỷ trọng

cao nhất trong tổng doanh thu của Tổng công ty. Mẫu điều tra chủ yếu nhằm vào đối

tượng là nhân viên giới văn phòng vì sản phẩm Việt Tiến từ trước đến nay rất nổi tiếng

với dòng sản phẩm thời trang công sở dành cho nam nhằm vào đối tượng là nhân viên

giới văn phòng, có mức thu nhập cũng tương đối khá và ổn định. Qua bảng điều tra có

94.29% người tiêu dùng đã sử dụng sản phẩm Việt Tiến, 17.14% đã sử dụng sản phẩm

Vee Sendy, 5.71% đã sử dụng sản phẩm San Sciaro, còn TT-Up và Manhattan là 0%.

Vì Vee Sendy, TT-Up, San Sciaro, Manhattan là những nhãn hiệu còn khá mới chưa

46

Page 59: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

tạo được ấn tượng trong lòng người tiêu dùng, Tổng công ty cần phải đẩy mạnh hơn

việc quảng cáo, giới thiệu sản phẩm cũng như cần phải cho ra nhiều mẫu mã, kiểu

dáng mới phù hợp với thị hiếu ngày một thay đổi của người tiêu dùng ngày nay.

47

Page 60: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

Bảng 4.11. Phân Tích Mức Độ Cảm Nhận của Người Tiêu Dùng

Đơn vị: Điểm

Yếu tốGiá trị

trung bình

Độ lệch

chuẩn

Giá cả 3.19 0.7

Chất lượng 3.64 0.41

Kiểu dáng 3.43 0.51

Uy tín sản

phẩm/Thương hiệu2.83 0.79

Thái độ phục vụ của

nhân viên3.08 0.82

Khuyến mãi 2.37 1

Nguồn: Kết quả điều tra

Qua câu 7 trong bảng điều tra ý kiến khách hàng là người tiêu dùng (Phụ lục 3)

với mức điểm được cho như sau: Rất quan trọng = 4, Quan trọng = 3, Ít quan trọng =

2, Không quan trọng = 1 thì yếu tố chất lượng được đánh giá rất cao (3.64/4), tiếp đó là

kiểu dáng sản phẩm (3.43/4), giá cả sản phẩm được đánh giá là (3.19/4), thái độ phục

vụ của nhân viên là (3.08/4), còn yếu tố thương hiệu sản phẩm và khuyến mãi được

đánh giá ở mức trung bình. Như vậy, khi quyết định chọn mua một sản phẩm nào đó

thì khách hàng quan tâm đến yếu tố chất lượng nhiều nhất, rồi đến kiểu dáng, tiếp đó là

giá cả và thái độ phục vụ của nhân viên, còn yếu tố khuyến mãi thì không quan tâm

nhiều.

Khi xem xét đến yếu tố độ lệch chuẩn thì thấy chất lượng được đánh giá ở mức

trung bình là 3.64 điểm, độ lệch chuẩn 0.41 - điều đó có nghĩa là phần lớn khách hàng

đánh giá tiêu chí này từ 3.23 đến 4.05 và giá trị trung bình phản ánh tương đối chính

xác. Yếu tố khuyến mãi có điểm trung bình là 2.37 trong khi độ lệch chuẩn tới 1 - điều

đó có nghĩa là phần lớn khách hàng đánh giá tiêu chí này từ 1.37 đến 3.37, khoảng

biến thiên tương đối lớn. Vì vậy, giá trị 2.37 không phản ánh chính xác. Xem xét độ

lệch chuẩn ở đây cho phép hiểu đúng hơn về giá trị trung bình. Độ lệch chuẩn lớn so

48

Page 61: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

với giá trị trung bình có nghĩa là dữ liệu có độ biến thiên lớn, vì vậy giá trị trung bình

không phản ánh chính xác.

4.3.2. Nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài

a) Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố như: thu nhập bình quân đầu người,

tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng…đều có ảnh hưởng đến

quá trình tiêu thụ sản phẩm may mặc. Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh cùng với tốc

độ hội nhập quốc tế của Việt Nam sẽ tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư nước ngoài

vào Việt Nam, cùng với thu nhập của người dân tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp tới thị

hiếu của người dân trong việc lựa chọn trang phục.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Bảng 4.12. Chỉ Tiêu GDP Việt Nam Qua Các Năm

Chỉ tiêu nămTốc độ tăng GDP

(%)

2002 7.1

2003 7.34

2004 7.69

2005 8.4

2006 8.17

2007 8.48

2008 (dự báo) 9.1

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê

49

Page 62: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

Hình 4.5. Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm 2002-2007

7.1 7.34 7.69 8.4 8.17 8.48 9.1

0

2

4

6

8

10

Tốc độ tăng GDP (%)

2002 2004 2006 2008

Năm

Tốc độ tăng GDP (%)

Theo ước tính sơ bộ, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2007 theo giá

so sánh 1994 ước tính tăng 8.48% so với năm 2006, đạt kế hoạch đề ra (8.2-8.5%),

gồm có khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3.41% (kế hoạch 3.5-3.8%); khu

vực công nghiệp và xây dựng tăng 10.6% đạt kế hoạch đề ra (10.5-10.7%); khu vực

dịch vụ tăng 8.68% vượt kế hoạch đề ra (8.0-8.5%). Tăng trưởng kinh tế năm 2007

của nước ta đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu

vực. Theo đánh giá của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), mức tăng trưởng GDP

của Trung Quốc 11.2%, Singapore 7.5%, Philippin 6.6%, Indonesia 6.2%, Malaysia

5.6%, Thái Lan 4.0%. Nền kinh tế nước ta năm 2007 vẫn duy trì và đạt được tốc độ

tăng trưởng khá cao, hầu hết các chỉ tiêu do Quốc Hội đề ra đều đạt và vượt kế hoạch.

Với xu thế phát triển trong vài năm gần đây thì khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng cao

của toàn nền kinh tế và các ngành năm 2008 là tương đối khả thi. Bên cạnh đó, các yếu

tố tác động hết sức thuận lợi nhờ quá trình gia nhập WTO như: tăng trưởng của kinh tế

thế giới tương đối lạc quan, xu hướng tăng mạnh của dòng vốn FDI sẽ còn tiếp tục, thị

trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, thuế suất của các đối tác thương mại giảm

xuống,…sẽ tạo điều kiện để tăng trưởng đạt cao hơn các năm trước. Theo dự báo cho

thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 đạt 9.1%.

50

Page 63: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

Chỉ số giá tiêu dùng

Bảng 4.13. Chỉ Số Giá Tiêu Dùng 4 Tháng Đầu Năm 2008

Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4Chỉ số giá

(%) 102.38 106.02 109.19 111.39

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê

Hình 4.6. Chỉ Số Giá Tiêu Dùng 4 Tháng Đầu Năm 2008

96

98

100

102

104

106

108

110

112

114

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4

Tháng

% Chỉ số giá (%)

Trong quí I năm nay, giá tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ tăng cao, đặc biệt là giá

lương thực, thực phẩm và giá các mặt hàng thiết yếu đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống

của toàn bộ dân cư. Trong khu vực người làm công ăn lương, mặc dù mức lương tối thiểu

đã tăng thêm 20% từ tháng 01/2008, nhưng do giá tiêu dùng tăng mạnh nên tiền lương thực

tế của người lao động gần như không được cải thiện, sức mua giảm. Đời sống của người

nông dân ở các tỉnh phía Bắc còn chịu ảnh hưởng thêm tác động của rét đậm, rét hại kéo dài

trong những tháng đầu năm gây thiệt hại lớn đến trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

b) Môi trường pháp luật

Cùng với sự thay đổi của nền kinh tế, hệ thống pháp luật nước ta đã được sửa

đổi và ngày càng đổi mới sao cho phù hợp với nguyên tắc kinh doanh thương mại quốc

tế, đặc biệt là việc giảm thuế nhập khẩu. Việt Nam được đánh giá là một trong những

nước có nền chính trị ổn định nhất so với các nước khác trong khu vực, do đó đã tạo sự

an toàn trong đầu tư dẫn đến việc đầu tư cao.

51

Page 64: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay chưa đồng nhất, rõ ràng,

có nhiều bất cập, không chặt chẽ, có nhiều khe hở, chính sách chung đúng đắn nhưng

quá trình thực hiện chưa đồng nhất từ trên xuống. Điểm yếu của Việt Nam hiện nay là

ở khâu điều hành và quản lý hành chính (nhiều quy định, quy chế thiếu rõ ràng, tham

nhũng, quan liêu, thuế suất thu nhập cao,…) tất cả những điều này ảnh hưởng rất lớn

đến hoạt động SXKD của các DN Việt Nam.

c) Môi trường dân số

Dự báo giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng dân số bình quân hàng năm

của nước ta là 1.25%. Và đến 2010 nước ta sẽ đạt 88,446,000 người, trong đó có gần

26 triệu người sống ở khu vực đô thị, chiếm tỉ lệ 29.25%. Dự báo giai đoạn 2011 -

2020, tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm 1.18% và dân số năm 2020 là

99,455,000 người, trong đó có gần 35 triệu người sống ở khu vực đô thị, chiếm

35.15%. Hiện nước ta có 57% dân số có độ tuổi dưới 30 và sau 15 năm, tỷ lệ này sẽ

giảm chút ít, tức là vẫn giữ tỷ lệ trên dưới 50%. Cơ cấu dân số trẻ, năng động, có học

vấn cao với thói quen ưa thích mua sắm hàng hoá ở siêu thị, trung tâm thương mại và

cửa hàng tiện lợi. Đây là một ưu thế để phát triển hệ thống phân phối hiện đại.

d) Nhân tố khoa học công nghệ

Hiện Tổng công ty có một hệ thống máy móc thiết bị tiên tiến nhất phục vụ cho

ngành may gồm những nhãn hiệu nổi tiếng như: Juky, Brother, Kansai, Foxmax,

Pegassus… Hệ thống ủi hơi tại từng đơn vị sản xuất, xưởng thêu phục vụ cho sản xuất

công nghiệp; hệ thống cắt tự động bằng máy tính, hơn 80 máy cắt vải công nghiệp

trang bị tại các đơn vị sản xuất; 3 máy tạo sơ đồ máy tính; 25 máy kiểm tra vải công

nghiệp và 150 máy dập khuy…

Ngoài ra, Tổng công ty còn có các tài sản phụ trợ như: hệ thống máy vi tính

hiện đại, sử dụng đường truyền internet tốc độ cao ADSL được trang bị cho các phòng

ban, máy phát điện và trạm biến thế, hệ thống tạo mẫu, hệ thống PCCC, thiết bị bảo vệ

tự động.

Việt Tiến luôn đầu tư đổi mới thiết bị và cải tiến công nghệ. Từ năm 2001-

2007, Công ty đã đầu tư khoảng 10 triệu USD để tái đầu tư trang thiết bị, nhất là các

thiết bị chuyên dùng như hệ thống thiết kế mẫu rập, nhảy size, hệ thống cắt tự động…,

mua hoặc chuyển giao công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore…

52

Page 65: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

e) Nguồn cung cấp

Để sản xuất ra sản phẩm hàng hoá thì đòi hỏi phải có đầu vào là nguyên vật

liệu, máy móc thiết bị và con người nên chất lượng của các yếu tố này rất quan trọng

góp phần nâng cao chất lượng của sản phẩm hàng hoá và qúa trình tiêu thụ. Vì vậy, để

có đủ nguyên liệu có chất lượng cho sản xuất và không bị ép giá khi hụt hàng. Tổng

công ty đã tìm được những khách hàng có uy tín, những nhà cung cấp vải từ nước

ngoài có tổng chất lượng đảm bảo. Đối với các trang máy móc thiết bị Tổng công ty đã

có các nhà liên doanh cung cấp trang máy móc thiết bị như: Việt Tiến –Tungshing,

Clipsal…Về phụ liệu ngành may thì có các nhà liên doanh như: Golden-VTEC, Việt

Phát chuyên sản xuất mex dựng, Việt Thuận VTEC.

Ngoài ra, Tổng công ty còn có các mối quan hệ tốt với các công ty vận tải, vận

chuyển như: taxi vận tải. Về phía dịch vụ thì Tổng công ty tạo được mối quan hệ tốt

với cảng, hải quan…để thuận lợi cho việc sản xuất và vận chuyển nhanh chóng.

Về nguồn vốn: Tổng công ty là khách hàng quen thuộc của Ngân hàng Công

Thương và Ngân hàng Ngoại Thương TP.HCM, là nơi chuyển, gởi, thanh toán tiền

hoặc mở L/C, là nơi để Tổng công ty vay vốn khi cần thiết.

Đối với khách hàng cung cấp thân tín lâu năm thì Tổng công ty được các nhà

cung cấp hỗ trợ vốn bằng hình thức thanh toán trả chậm.

4.4. Thuận lợi và khó khăn trong việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của

Tổng công ty

4.4.1. Thuận lợi

Tổng công ty đã có một hệ thống đại lý rộng khắp trên cả nước, công tác

Marketing cũng đã góp phần nâng cao uy tín của Tổng công ty.

Đối với thị trường nội địa, nhãn hiệu Việt Tiến đã trở thành nhãn hiệu quen

thuộc với người tiêu dùng.

Thu nhập của người dân ngày càng cao, đời sống ngày được nâng lên, nhu cầu

về mặc đẹp, mặc đồ hiệu đã trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu của con

người.

Tổng công ty tích cực tham gia hội chợ nên nắm bắt được nhiều thông tin về

sản phẩm, tâm lý khách hàng, khả năng tài chính của họ…

53

Page 66: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

Một số đại lý đã trưng bày hàng hoá rất đẹp mắt và đã đạt doanh số cao. Do bán

hàng có phương pháp tiếp thị tốt, nhân viên bán hàng nhiệt tình phục vụ khách hàng,

am hiểu sản phẩm Việt Tiến, tạo được niềm tin nơi khách hàng.

Tổng công ty có khả năng thực hiện những hợp đồng có đơn hàng lớn.

4.4.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi Việt Tiến còn gặp phải một số khó khăn:

- Chưa có những chiến lược cụ thể trong việc tổ chức kênh phân phối. Đã có các cửa

hàng giả sử dụng các bảng hiệu mập mờ như: “cửa hàng bán sản phẩm cao cấp”, “đại

lý sản phẩm quần áo cao cấp”, “có bán sản phẩm Việt Tiến” hay “sơ mi cao cấp Việt

Tiến” để đánh lừa khách hàng, thậm chí in card, in bao bì có tên và logo của Tổng

công ty…đã làm giảm uy tín của Tổng công ty phần nào.

- Có một số đại lý bán hàng ngoài và bán hàng Việt Tiến nhưng không bán đúng giá

qui định (cao hơn từ 10,000-15,000 VNĐ), gây mất lòng tin đối với khách hàng.

- Các đại lý chưa mạnh dạn đầu tư kinh doanh các sản phẩm cao cấp, làm hạn chế tác

dụng của kênh phân phối trong việc thực hiện chủ trương đa dạng hoá sản phẩm của

Tổng công ty.

- Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của Tổng công ty chủ yếu được nhập từ nước

ngoài. Do đó, Tổng công ty có thể gặp rủi ro khi giá nguyên vật liệu trên thế giới có

những biến động bất thường, dẫn đến việc tăng giá nguyên vật liệu đầu vào. Tuy

nhiên, rủi ro này cũng được giảm nhẹ bởi khả năng dự trữ nguyên vật liệu và các mối

quan hệ lâu năm với các nhà cung cấp nguyên vật liệu trong và ngoài nước của Tổng

công ty.

- Sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng đòi hỏi Tổng công ty phải có những nghiên

cứu kịp thời để thay đổi sản phẩm, tìm hiểu, thâm nhập thị trường mới, phải đối mặt

với những khó khăn mới trên thị trường và với các đối thủ cạnh tranh, nhất là khi Việt

Nam đã gia nhập WTO.

- Sức ép cạnh tranh về giá, chất lượng hàng hoá dịch vụ ngày càng gay gắt, làm tăng

chi phí sản xuất đầu vào. Hơn thế nữa, hàng may mặc từ Trung Quốc, các nước

ASEAN, các nước có công nghệ thời trang cao và nạn “hàng nhái, hàng giả” đã gây

khó khăn không ít trong hoạt động kinh doanh của Tổng công ty.

54

Page 67: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

- Tình hình biến động lao động đang là vấn đề nan giải của Ngành dệt may nói chung.

Do các cơ sở sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đóng trong nội thành TP.HCM có

chi phí sinh hoạt cao hơn so với các quận ngoại thành và các địa phương lận cận. Vì

vậy, Tổng công ty rất khó cạnh tranh trong việc thu hút nguồn lao động và phải gánh

chịu mức chi phí tiền lương cao hơn các đơn vị khác.

4.5. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa

của Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến.

4.5.1. Đối với kênh phân phối qua đại lý

Tổng công ty nên hỗ trợ cho các đại lý trong việc trưng bày hàng hoá (như đã

trình bày ở phần “Bán hàng thông qua hệ thống đại lý, tổng đại lý” thì hình thức trưng

bày sản phẩm ở các đại lý vẫn chưa được chú trọng lắm), vì hình thức trưng bày cũng

là một trong những cách thức đẩy mạnh tiêu thụ. Đặc biệt là đối với sản phẩm mới như

Vee Sendy thì Tổng công ty nên thương lượng, bàn bạc với các đại lý để họ dành riêng

cho một khoảng trưng bày, giúp khách hàng dễ lựa chọn sản phẩm hơn.

Tổng công ty nên tổ chức các lớp huấn luyện về kỹ năng bán hàng và đào tạo

các kiến thức về sản phẩm của Việt Tiến cho nhân viên bán hàng tại các đại lý, để kích

thích các đại lý trong việc bán hàng, cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng

của các đại lý.

Qua sự khảo sát của Tổng công ty năm 2007 trên địa bàn TP.HCM như đã trình

bày ở phần “Bán hàng thông qua hệ thống đại lý, tổng đại lý” thì cần phải tăng cường

công tác kiểm tra đại lý để hạn chế tình trạng bán hàng không phải hàng của Tổng

công ty hay bán hàng không đúng giá Tổng công ty qui định.

Ngoài ra, Tổng công ty cần tiến hành nâng cấp các đại lý có doanh số tiêu thụ

cao. Dựa vào số liệu về doanh số tiêu thụ năm 2007 của các đại lý tại Phòng kinh

doanh nội địa của Tổng công ty thì có thể thực hiện đối với các đại lý ở khu vực phía

Nam có doanh số đạt từ 187,000,000 VNĐ trở lên, còn đối với các đại lý ở khu vực

phía Bắc có doanh số đạt từ 58,000,000 VNĐ trở lên và có mặt bằng rộng nâng cấp

thành những “Trung tâm thời trang Việt Tiến”.

4.5.2. Đối với kênh phân phối qua cửa hàng của Tổng công ty

Tổng công ty cần phát triển hơn nữa hệ thống phân phối này, bằng việc mở ra

nhiều cửa hàng của Tổng công ty ở các “khu phố thời trang” như đường Hai Bà Trưng,

55

Page 68: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

Bến Thành, Nguyễn Trãi, Võ Văn Ngân…vì đây là một trong những địa điểm tiêu thụ

hàng thời trang rất hấp dẫn.

Tổng công ty cần phải có chính sách khen thưởng thích hợp cho nhân viên cửa

hàng, để họ tích cực hơn trong công tác bán hàng cũng như có trách nhiệm hơn trong

việc tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng, thị trường sản phẩm, giá cả mặt hàng… Bên

cạnh đó, Tổng công ty phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

của nhân viên bán hàng để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Như qua cuộc

điều tra về nhân viên bán hàng của Tổng công ty trên địa bàn TP.HCM được thực hiện

vào tháng 5 năm 2008 gần đây thì có một số cửa hàng còn chưa chú trọng trong việc

trưng bày: trong cửa hàng còn để nhiều thùng hàng gây cảm giác khó chịu cho khách

hàng khi xem hàng, quần áo Vee Sendy treo còn lộn xộn, để quá dày, khó lựa chọn.

Bên cạnh đó, thái độ của nhân viên bán hàng ở một số cửa hàng đối với khách chưa

được tốt lắm.

4.5.3. Đối với kênh phân phối qua siêu thị

Có thể nói Tổng công ty đã bỏ qua một nguồn thu rất lớn từ kênh phân phối

này. Bởi hệ thống siêu thị ở nước ta đang từng bước phát triển và khẳng định được vị

trí của mình trong ngành thương mại bán lẻ. Do đó, Tổng công ty cần phải quan tâm

hơn, tích cực hơn trong việc cử nhân viên đến chào hàng tại siêu thị.

Đầu tư thêm trong việc trưng bày hàng hoá như: pano, bảng hiệu đủ lớn treo

trên các quầy hàng để khách hàng dễ dàng nhận thấy sản phẩm của Tổng công ty.

Ngoài ra, Tổng công ty còn có thể kết hợp khuyến mãi tại siêu thị trong những

chương trình khuyến mãi của các siêu thị.

4.5.4. Đối với kênh phân phối khác

Tổng công ty cần quan tâm nhiều đến việc bán hàng tại các hội chợ, vì đây

không chỉ là nơi tổ chức bán hàng, tiêu thụ sản phẩm mà còn là nơi quảng cáo hữu

hiệu để nâng cao uy tín thương hiệu sản phẩm của Tổng công ty. Chính vì vậy, Tổng

công ty nên bố trí bảng hiệu sao cho bắt mắt nhất, lựa chọn vị trí cũng như diện tích

gian hàng rộng rãi, hàng hoá phải đa dạng, trưng bày đẹp mắt và hơn nữa là những

tặng phẩm dành cho khách hàng phải thiết thực, chứa đựng trong đó hình ảnh về sản

phẩm mới của Tổng công ty. Như qua hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao diễn ra

từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 4 tháng 5 năm 2008 tại Khu Liên Hợp TDTT Phú Thọ số

56

Page 69: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

1 Lữ Gia, phường 15, Quận 11 vừa qua, thay vì Tổng công ty tặng hộp quẹt, viết cho

khách hàng khi mua hàng thì nên tặng những sản phẩm khác thiết thực hơn, có ý nghĩa

hơn như nón, bóp… để kích thích khách hàng mua hàng nhiều hơn.

Tổng công ty nên tạo ra một đội ngũ nhân viên chuyên phát tờ bướm hướng dẫn

người tiêu dùng, đội ngũ nhân viên này nên mặc đồng phục là sản phẩm của Việt Tiến

để qua đó có thể làm mẫu quảng cáo cho sản phẩm. Bên cạnh đó, Tổng công ty có tổ

chức những chương trình bốc thăm trúng thưởng với những phần thưởng có giá trị cho

khách hàng khi mua với một số lượng hàng hoá nhất định nào đó.

4.5.5. Một số giải pháp khác

Giải pháp chống nạn hàng giả, hàng nhái:

- Ngoài thị trường hiện nay vẫn còn không ít các cửa hàng, đại lý bán hàng nhái sản

phẩm của Việt Tiến. Các cửa hàng, đại lý này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình

ảnh của Tổng công ty, gây sự ngộ nhận cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, ở một khía

cạnh khác có thể nói các cửa hàng, đại lý giả này cũng đã góp phần nào đó truyền bá

thương hiệu Việt Tiến đến tay người tiêu dùng. Do đó, trước khi tiến hành dẹp các đại

lý, cửa hàng giả này, Tổng công ty nên cử những nhân viên giỏi thuyết phục đến các

cửa hàng, đại lý đó để tìm hiểu xem các cửa hàng, đại lý này có đủ lớn không, có khả

năng thâu nhập vào hệ thống đại lý của Tổng công ty được hay không.

- Thường xuyên cử nhân viên đi kiểm tra, rà soát thị trường để thu thập chứng cứ, ghi

nhận địa chỉ, thống kê danh sách để kịp thời cung cấp cho các cơ quan chức năng có

hướng giải quyết, ngăn chặn hàng gian, hàng giả, nhằm đảm bảo uy tín của Việt Tiến.

Đồng thời, bảo vệ thị phần cho các đại lý.

- Vận động toàn thể cán bộ công nhân viên, cư ngụ trên nhiều khu vực khác nhau phát

hiện kịp thời những cửa hàng giả mạo và thông báo cho Tổng công ty qua đường dây

nóng trực tiếp với Tổng Giám Đốc và các bộ phận kiểm soát thị trường tại các địa

phương để xử lý kịp thời trường hợp vi phạm.

- Để giúp người tiêu dùng nhận biết rõ các đặc điểm của sản phẩm may Việt Tiến,

tránh tình trạng mua nhầm hàng giả nhãn hiệu, Tổng công ty đã cung cấp một số thông

tin cần thiết cho khách hàng khi mua các sản phẩm của Việt Tiến. Khi khách hàng mua

các sản phẩm của Việt Tiến nên lưu ý các điểm sau: trên nhãn chính, nhãn treo, nhãn

hướng dẫn sử dụng và bao bì đều sử dụng duy nhất tên “Việt Tiến”; nút nhựa sản

57

Page 70: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

phẩm có khắc chữ chìm “VIETTIEN-VTEC” (riêng hàng cao cấp, có nhãn khoá nhựa

“Origin”) Manchette có thêu chữ Việt Tiến (đối với áo tay dài), góc túi áo có thêu chữ

“V” và giá bán in trên nhãn treo được thống nhất trên toàn quốc. Nhưng Tổng công ty

cũng cần phải thường xuyên thay đổi, cải tiến mẫu mã, hình thức bao bì…để hạn chế

khả năng bị giả mạo.

- Phát bảng hướng dẫn người tiêu dùng để tránh bị nhầm lẫn khi mua hàng. Thông qua

các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, truyền thanh hay hướng dẫn trực tiếp tại

các cửa hàng, đại lý, hội chợ….

Đối với những nhãn hiệu mới như: Vee Sendy, TT-Up, Manhattan và San

Sciaro cần tăng cường thêm công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu

dùng. Dựa vào sự nổi tiếng của nhãn hiệu Việt Tiến để đánh bóng thêm tên tuổi cho

các nhãn hiệu mới. Vì mỗi nhãn hiệu của Tổng công ty đều nhắm vào những phân

khúc thị trường khác nhau, nhằm vào đối tượng khách hàng khác nhau (như đã giới

thiệu ở phần 2.2.6) nên Tổng công ty cần lựa chọn những kênh quảng cáo phù hợp với

từng đối tượng như:

- Nhãn hiệu Manhattan và San Sciaro nhắm vào đối tượng là các doanh nhân thành đạt

thì nên quảng cáo trên tạp chí doanh nhân Việt Nam…hay tài trợ cho các chương trình

hội nghị mà có nhiều doanh nhân tham dự để qua đó đánh bóng thêm tên tuổi của sản

phẩm.

- Còn đối với những sản phẩm dành cho giới nữ như: Vee Sendy, TT-Up do Việt Tiến

từ trước đến nay nổi tiếng với dòng sản phẩm dành cho nam nên những sản phẩm dành

cho nữ chưa được phổ biến lắm. Vì vậy, cần tăng cường thêm công tác quảng cáo, giới

thiệu sản phẩm trên các báo, truyền hình và internet…

58

Page 71: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt và đầy biến động như hiện nay

đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải nhạy bén, linh động và nhanh nhẹn hơn nữa trong

việc tổ chức sản xuất kinh doanh để có thể ứng phó, thích nghi kịp với nền kinh tế thị

trường nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO.

Để có thể vững bước hoà nhập vào nền kinh tế thế giới mà ở đó luôn luôn có sự

cạnh tranh gay gắt do bản chất của nền kinh tế thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp

phải tạo được cho mình một vị thế cạnh tranh thật sự mạnh mẽ. Muốn thực hiện được

điều này, các doanh nghiệp phải nhận thức được tầm quan trọng của khách hàng,

nghiên cứu nhu cầu, hành vi của người tiêu dùng kết hợp các hoạt động Marketing một

cách hiệu quả mới có thể tạo được một sự cạnh tranh mạnh mẽ và bền vững.

Với tình hình đó, Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến đã đề ra chiến lược phát

triển gia tăng thị phần tiêu thụ nội địa, nhằm khẳng định vị trí của mình ở thị trường

nội địa, đưa sản phẩm của Việt Tiến đến tay người tiêu dùng ngày càng nhiều hơn.

Qua việc phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa của Tổng

công ty, tôi nhận thấy rằng Tổng công ty đã chọn đúng hướng đi mặc dù có những khó

khăn nhất định. Bên cạnh đó, Tổng công ty đã có nhiều cố gắng để nâng cao khả năng

cạnh tranh của mình trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là nhờ sự điều hành

quản lý của Ban Giám Đốc và tinh thần lao động với trách nhiệm cao của CB-CNV.

Tuy nhiên, Tổng công ty vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn lẫn thách thức phía trước

như tình hình biến động lao động trong ngành may, tình hình nguyên vật liệu, cạnh

tranh về giá cả với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước…nhưng hy vọng với sự

Page 72: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

nỗ lực cố gắng của tập thể CB-CNV, Tổng công ty sẽ có những bước phát triển vững

chắc trong tương lai.

5.2. Đề nghị

5.2.1. Đối với Tổng công ty

Hiện nay ngành may mặc nước ta đang từng bước phát triển, là một trong

những ngành mũi nhọn. Và Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến là một trong những

công ty có rất nhiều lợi thế để vươn lên khẳng định vị trí của mình trên thương trường.

Tuy nhiên, hiện nay công tác Marketing của Tổng công ty còn yếu. Tổng công ty nên

mạnh dạn đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường, quảng bá sản phẩm, thiết kế mẫu

mã sản phẩm mới.

Ngoài thị trường xuất khẩu rộng lớn mà Tổng công ty đã chiếm lĩnh và hoạt

động khá hiệu quả thì Tổng công ty nên xúc tiến mở rộng thị trường nội địa, từng bước

đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm và đảm bảo sản

phẩm đến tay người tiêu dùng là hàng thật, đúng chất lượng. Tổng công ty nên thường

xuyên hướng dẫn người tiêu dùng biết cách phân biệt sản phẩm của Tổng công ty cổ

phần may Việt Tiến và mua đúng sản phẩm.

Đầu tư nhiều hơn cho đội ngũ lao động tạo điều kiện cho họ đóng góp tích cực

hơn, cần lập ra những chính sách năng động trong hoạt động bán hàng nhằm tạo động

lực cho nhân viên bán hàng.

5.2.2. Đối với nhà nước và cơ quan chủ quản

Nhà nước phải có chính sách thuế phù hợp, tạo môi trường kinh doanh thông

thoáng. Đây là điều kiện quan trọng giúp các doanh nghiệp phát triển.

Cơ quan nhà nước và Tập đoàn dệt may Việt Nam cần tạo điều kiện thuận lợi

hơn về quản lý, kỹ thuật để các công ty dệt may nói chung, Tổng công ty cổ phần may

Việt Tiến nói riêng phát huy hơn nữa thế mạnh của mình.

Cơ quan nhà nước cần có những chính sách, biện pháp khuyến khích người tiêu

dùng dùng hàng Việt Nam, nhằm nâng cao doanh thu nội địa cho các doanh nghiệp

trong nước.

60

Page 73: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

Bổ sung và hoàn thiện hơn luật bảo vệ thương hiệu để hạn chế tình trạng hàng

nhái, hàng giả trên thị trường. Xử phạt thật nặng đối với các trường hợp vi phạm hàng

nhái, hàng giả.

Tập đoàn dệt may Việt Nam cũng như các cơ quan có chức năng thường xuyên

tổ chức các diễn đàn hội chợ để hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia giới thiệu sản phẩm

và hướng dẫn người tiêu dùng, tạo điều kiện để doanh nghiệp quảng bá thương hiệu

của mình ra thị trường trong nước và thế giới.

61

Page 74: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Tấn Bình, 2000. Phân tích hoạt động doanh nghiệp. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM: 42-81.

Trần Đình Lý, 2006. Marketing căn bản. Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, 2006: 45 – 53.

Nguyễn Hồng Ngọc, 2007. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm thiết bị điện và chiếu sáng tại Công ty cổ phần Hồng Phúc. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Kinh tế, Đại học Nông Lâm TP.HCM.

Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2003. Nguyên Lý Marketing. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM, 266 trang.

Huỳnh Thị Thanh Thuý, 2007. Hoàn thiện hệ thống phân phối của Tổng công ty may Việt Tiến tại thị trường Thành Phố Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp Cao đẳng, Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp II TP.HCM.

Phan Hữu Trí, 2007. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại Tổng công ty may Việt Tiến. Luận văn tốt nghiệp cao đẳng, Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp II TP.HCM.

Website Tổng công ty may Việt Tiến, truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2008 <http://www.viettien.com.vn>.

Website Tổng Cục Thống Kê, truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2008 <http://www.gso.gov.vn>.

Website Trung Tâm Thông Tin Và Dự Báo Kinh Tế Xã Hội Quốc Gia, truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2008 <http://www.ncseif.gov.vn>.

62

Page 75: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY

VIỆT TIẾN

TỔNG CÔNG TY CP MAY VIỆT TIẾN

TỔNG GIÁM ĐỐC

Phó Tổng Giám Đốc Điều HànhHành Chính

Phó Tổng Giám Đốc Tài Chính

Phó Tổng Giám Đốc SX

Xuất

Phòng Tổ Chức Lao

Động

- Phòng Hành Chánh- Phòng Y tế- Phòng Bảo Vệ- Phòng Đoàn Thể

- Phòng Kinh Doanh- Phòng Kế Toán

- Phòng Cung Tiêu- Phòng Kế Hoạch- Phòng KT-CN- Phòng KCS+QA

Các xí nghiệp trực thuộc

Hệ thống đại lý và các cửa hàng

Page 76: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

PHỤ LỤC 2

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA TỔNG

CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN

Page 77: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

PHỤ LỤC 3

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN KHÁCH HÀNG LÀ NGƯỜI

TIÊU DÙNGXin chào! Tôi tên là Trần Thị Vân Anh – Sinh viên thực tập tại Tổng công ty cổ

phần may Việt Tiến hiện tôi đang thực hiện một cuộc thăm dò ý kiến khách hàng về

sản phẩm của công ty. Với mục đích phục vụ cho việc làm luận văn tốt nghiệp của tôi

trong thời gian tới. Tôi bảo đảm sẽ không sử dụng thông tin này vào bất kỳ mục đích

nào khác, rất mong được sự hợp tác của quý khách hàng để giúp tôi hoàn thành tốt

luận văn này.

1. Nhãn hiệu nào sau đây của công ty mà anh (chị) đã mua:

□ Viettien là nhãn hiệu thời trang dành cho công sở

□ Vee sendy là nhãn hiệu thời trang thông dụng dành cho giới trẻ

□ TT-Up là nhãn hiệu thời trang cao cấp dành cho giới trẻ sành điệu

□ San Sciaro là nhãn hiệu thời trang nam cao cấp mang phong cách Ý

□ Manhattan là nhãn hiệu thời trang nam cao cấp mang phong cách Mỹ

2. Anh (chị) thường mua sản phẩm Việt Tiến ở đâu?

□ Cửa hàng trực thuộc công ty □ Đại lý của công ty

□ Trung tâm thương mại □ Siêu thị

3. Anh (chị) thường mua vì lý do gì?

□ Để tặng □ Sử dụng cá nhân

□ Mua cho người thân □ Lý do khác

4. Lý do anh (chị) mua sản phẩm của công ty:

□ Màu sắc đẹp, hài hoà □ Kiểu dáng, đường may đẹp □ Chất lượng tốt

□ Kích cỡ vừa vặn □ Thương hiệu nổi tiếng

Page 78: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

5. Anh chị nghĩ như thế nào về giá cả sản phẩm của công ty

□ Đắt □ Vừa túi tiền □ Rẻ

6. Anh (chị) nghĩ chất lượng sản phẩm của công ty như thế nào?

□ Tốt □ Bình thường □ Kém

7. Để quyết định chọn mua sản phẩm anh (chị) đánh giá các yếu tố sau như thế nào?

Yếu tố

Mức độ

Không

quan

trọng

Ít quan

trọng

Quan

trọng

Rất quan

trọng

Giá cả

Chất lượng

Kiểu dáng

Uy tín sản

phẩm/Thương hiệu

Thái độ phục vụ của

nhân viên

Khuyến mãi

8. Ngoài sản phẩm Việt Tiến anh (chị) thường mua sản phẩm nào khác như:

□ Ninomax □ Blue Exchange □ May An Phước

□ May Nhà Bè □ May 10 □ May Sài Gòn

9. Nếu có, anh (chị) thử so sánh sản phẩm Việt Tiến với sản phẩm đó về mặt:

a) Giá cả

□ Đắt hơn □ Rẻ hơn □ Ngang nhau

b) Mẫu mã kiểu dáng

□ Đẹp hơn □ Xấu hơn □ Ngang nhau

Page 79: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

c) Sự đa dạng về chủng loại

□ Nhiều hơn □ Ít hơn □ Ngang nhau

d) Sự đa dạng về chủng loại

□ Nhiều hơn □ Ít hơn □ Ngang nhau

e) Chất lượng

□ Tốt hơn □ Kém hơn □ Ngang nhau

f) Thái độ của nhân viên bán hàng

□ Tốt hơn □ Kém hơn □ Ngang nhau

10. Anh (chị) có nhận xét nào khác không?..................................................

……………………………………………………………………………..

Và cuối cùng anh (chị) xin vui lòng cho biết một số thông tin về cá nhân.

11. Anh (chị) bao nhiêu tuổi?............... Giới tính: Nam □ Nữ □

12. Anh (chị) làm nghề gì?

□ Chưa/Không đi làm □ Nghề tự do □ Công nhân viên chức □ Nghỉ hưu

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý khách.

Page 80: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

PHỤ LỤC 4

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN KHÁCH HÀNG THƯỜNG

XUYÊN VÀ ĐẠI LÝ CỦA TỔNG CÔNG TYVIETTIEN GARMENT IMPORT & EXPORT CORPORATION

Add: 07 Le Minh Xuan st, Tan Binh Dist, Ho Chi Minh CityTEL: 08.864.0800 FAX: 08.864.5085

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN KHÁCH HÀNGKính thưa Quý ông / Quý bà.

Trước hết, chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ và hợp tác của Quý

khách trong thời gian vừa qua. Chúng tôi cũng hy vọng rằng mối quan hệ quý báu này

sẽ được duy trì & ngày càng phát triển.

Chúng tôi cũng mong muốn nhân cơ hội này để lập nên bảng theo dõi ý kiến

khách hàng với mục đích để phục vụ Quý khách được tốt hơn, vì thế xin hãy cho

chúng tôi biết ý kiến của Quý khách bằng cách điền vào các nội dung của bảng này &

gửi lại cho chúng tôi bằng Email, bưu điện hay fax càng sớm càng tốt.

Những thông tin của Quý khách sẽ được sử dụng để cải tiến hệ thống quản lý chất

lượng của chúng tôi và không ngừng nâng cao sự thoả mãn của khách hàng.

Nếu Quý khách có câu hỏi, xin hãy liên lạc với chúng tôi

Xin trân trọng cảm ơn!

Người liên lạc: Đoàn Thị Đào

1. Xin hãy điền đầy đủ vào bảng dưới đây:

Page 81: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

STT Nội dungTuyệt

vờiRất tốt Tốt

Trung

BìnhKém

Rất

tốt

1 Chất lượng

2 Thời hạn giao hàng

3 Giá sản phẩm

4 Dịch vụ giao hàng

5Thông tin với khách

hàng

6 Giải quyết khiếu nại

7 Thái độ cư xử

Ghi chú:

Tuyệt vời = 5 đ Tốt = 3 đ Kém = 1 đ

Rất tốt = 4 đ Trung bình= 2 đ Rất kém = 0 đ

2. Nếu có điều gì chưa hài lòng, xin vui lòng cho biết thêm.

Người đại diện……………………………………………..

( Vui lòng cho biết họ tên & chữ ký)

Công ty……………………………………………………..

Ngày………………………………………………………..

Page 82: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

PHỤ LỤC 5

DANH SÁCH CỬA HÀNG, ĐẠI LÝ CỦA TỔNG CÔNG

TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN TẠI TP.HCM1. CỬA HÀNG CỦA TỔNG CÔNG TY TẠI TP.HCM

06 Lê Lợi, Q.1, TPHCM

07 Lê Minh Xuân, Q.Tân Bình, 

TPHCM

165 Trần Tuấn Khải , Q. 5, TPHCM

 Lầu 1, Thương Xá TAX, 135 Nguyễn

Huệ , Q.1, TPHCM

Lầu 3, ZEN Plaza, 54-56 Nguyễn Trãi,

Q.1, TPHCM

90 Lê Lợi, Q.1, TPHCM

695C Lê Hồng Phong, Q.10, TP.HCM

231 Lê Văn Sỹ, Q.PN , TPHCM

20 Bis Cộng Hòa, Q.TB , TPHCM

172H Nguyễn Đình Chiểu, Q.3,

TpHCM

05 Quang Trung, Q.GV, TPHCM

2. HỆ THỐNG SIÊU THỊ PHÍA NAM

127 Đinh Tiên Hoàng, Q.Bình Thạnh

02 Trường Chinh , Q.Tân Bình

06 Bà Hom, Quận 6

118 Hậu Giang, Quận 6

168 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3

189C Cống Quỳnh, Quận 1

03 Hòa Bình, Quận 11

Coop Xa lộ Hà Nội

Coopmart Nguyễn Kiệm

Công ty kinh doanh thời trang VINATEX

34 Đường 3/2,Quận 10, TPHCM

300A-B Nguyễn Tất Thành,Quận 4, TPHCM

3. HỆ THỐNG ĐẠI LÝ TẠI TP.HCM

Quận 1

49B Nguyễn Trãi, P.Bến thành

178 Hai Bà Trưng, P.Đa Kao

257 Nguyễn Trãi, P.Nguyễn Cư Trinh

Quận 2

278 Nguyễn Thị Định, P.Bình Trưng

Tây

Quận 3

215A Hai Bà Trưng, P.6

412 Nguyễn Đình Chiểu, P.4

41 Cao Thắng, P.2

Page 83: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

Quận 4

96Ter Nguyễn Tất Thành, P.12

Quận 5

202 Nguyễn Trãi, P.3

Quận 8

406/1 Tùng Thiện Vương, P.13

31B Hưng Phú, P.10

Quận 9

187 Lê Văn Việt, P.Hiệp Phú

Quận 10

104C Đường 3/2, P.14

365 Đường 3/2, P.11

151 Cao Thắng, P.11

Quận 11

196 Phó Cơ Điều, P.6

Quận 12

142/3 Tô Ký, P.Tân Chánh Hiệp

Quận Phú Nhuận

453 Nguyễn Kiệm, P.9

265 Phan Đình Phùng, P.15

Quận Bình Thạnh

72 Nguyễn Văn Lạc, P.19

9B Nơ Trang Long, P.7

152 Bạch Đằng, P.24

832 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.25

26 Hoàng Hoa Thám, P.7

302 Bạch Đằng, P.14

127B/A4 Đinh Tiên Hoàng, P.3

Quận Gò Vấp

497 Lê Quang Định, P.1

231 Nguyễn Oanh, P.10

468 Nguyễn Oanh, P.17

112 Nguyễn Thái Sơn, P.3

Quận Tân Bình

62 Lê Minh Xuân, P.8

102A Phạm Văn Hai, P.3

66 Trương Công Định, P.13

231 Lê Văn Sỹ, P.1

58 CMT8, P.5

419 Trường Chinh, P.14

Lầu 1 ST Maximark Cộng Hoà 15-17

Cộng Hoà, P.4

Quận Tân Phú

163 Trương Vĩnh Ký, P.Tân Thành

Quận Thủ Đức

132 Võ Văn Ngân, P.Bình Thọ

320 Võ Văn Ngân, P.Bình Thọ

84 Võ Văn Ngân, P.Bình Thọ

127 Kha Vạn Cân, P.Trường Thọ

245A Lê Thị Hoa, P.Bình Chiểu

Huyện Củ Chi

179/1E Quốc Lộ 22

Chợ Củ Chi, Quốc Lộ 22

19 Tỉnh Lộ 8, KP1

Page 84: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO · Web viewĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TỔNG

PHỤ LỤC 6

HƯỚNG DẪN NGƯỜI TIÊU DÙNG PHÂN BIỆT CỬA

HÀNG THẬT, GIẢ